Sở Y tế Cà Mau đề nghị các cơ sở y tế trên cả nước không tuyển dụng, đào tạo một nữ bác sĩ vì người này “đã nhận tiền nhưng chưa làm hết số năm cam kết” với tỉnh.
Ngày 7/3, Sở Y tế Cà Mau gửi công văn đến các bệnh viện, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương, đại học y dược, các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trên cả nước.
Theo đó, Sở đề nghị các nơi trên không tiếp nhận, hợp đồng, tuyển dụng đối với nữ bác sĩ P.H.T., do là người này được UBND tỉnh cử đi đào tạo nhưng không thực hiện đúng cam kết.
Nữ bác sĩ tốt nghiệp năm 2019 tại Đại học Y Dược Cần Thơ, ngành Y đa khoa theo diện đào tạo theo địa chỉ sử dụng, với cam kết sau khi ra trường sẽ trở về địa phương làm việc ít nhất 5 năm.
Sau khi tốt nghiệp từ tháng 12/2019, người này về làm việc tại Bệnh viện đa khoa Trần Văn Thời, nhưng đến ngày 7/10/2022 thì tự ý nghỉ việc.
Đây không phải lần đầu tiên Sở Y tế Cà Mau ra công văn “cấm cửa” các bác sĩ. Hồi tháng 9/2022, đơn vị này cũng từng có văn bản đề nghị cơ sở y tế cả nước không nhận bác sĩ T.C.K bỏ việc sau khi được cử đi đào tạo.
Báo Thanh Niên dẫn lời bác sĩ T.C.K cho biết “bản thân không tự ý nghỉ việc mà nghỉ việc vì thu nhập không đủ sống”.
“Ngày 1/8, tôi nộp đơn xin nghỉ việc nhưng bệnh viện không giải quyết. Đến ngày 15/9 (tức quá thời hạn báo trước 45 ngày), tôi nộp đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng. Đến ngày 26/9, bệnh viện có quyết định cho tôi nghỉ việc. Ngày 27/9, Sở Y tế Cà Mau phát hành văn bản đề nghị các cơ sở y tế công và ngoài công lập không tuyển dụng đối với tôi”, bác sĩ T.C.K nói.
Bác sĩ T.C.K nói thêm năm 2013, gia đình có đơn gửi UBND tỉnh và Sở Y tế cho mình được học theo chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Trong đơn, gia đình có cam kết tự túc toàn bộ chi phí trong suốt quá trình học, đóng học phí theo quy định của trường. Sau tốt nghiệp, bản thân sẽ trở về địa phương làm ít nhất 5 năm…
Để đi học, gia đình phải vay tiền ngân hàng, đến nay vẫn còn nợ hơn 200 triệu đồng chưa trả xong. “Hiện tại, tôi còn một em nhỏ đang đi học phải ở với bà ngoại, cha tôi phải đi làm bảo vệ ở TP.HCM để kiếm tiền trả nợ ngân hàng cho tôi. Bản thân tôi, ngoài giờ làm ở bệnh viện, chạy hơn 30km để làm thêm ở phòng mạch để kiếm tiền trang trải cuộc sống nhưng vẫn không ổn nên tôi phải nghỉ việc để ổn định cuộc sống, trả được nợ”, vị này nói.
5 ngày trước, Sở Y tế tỉnh Bình Dương cũng gửi công văn đến các cơ sở y tế, trường đại học y khoa trên cả nước đề nghị các đơn vị không tiếp nhận, tuyển dụng, đào tạo đối với 6 bác sĩ. Lý do là những bác sĩ này đã vi phạm cam kết với tỉnh Bình Dương. Họ thuộc diện được UBND tỉnh cử đi đào tạo hoặc được hưởng tiền theo diện thu hút nhân lực và cam kết phục vụ từ 6 đến 10 năm, nhưng đều tự ý nghỉ việc và chưa bồi thường khoản kinh phí đã nhận cho tỉnh. Trong số 6 bác sĩ trên, 5 người công tác tại các khoa Nội tim mạch, Thần kinh Ung bướu, Nội tổng hợp, Nhi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương và một bác sĩ làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng. |
Hoàng Minh
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…