Việt Nam

Canada hỗ trợ Bình Định trồng rừng, thành lập khu bảo tồn biển, phục hồi san hô

Chính phủ Canada tài trợ không hoàn lại khoảng 31,6 tỷ đồng giúp Bình Định trồng cây rừng ngập mặn phân tán; thành lập khu bảo tồn biển; phục hồi rạn san hô; lắp đặt trạm cảnh báo về biến đổi khí hậu.

Vùng rừng ngập mặn ở Khu sinh thái Cồn Chim – đầm Thị Nại. (Ảnh: Thu Dịu/baobinhdinh.vn)

Ngày 15/10, UBND tỉnh Bình Định cho biết đã có quyết định về việc phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam – tỉnh Bình Định” do Chính phủ Canada tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).

Theo lãnh đạo tỉnh Bình Định, dự án triển khai tại một số phường, xã tại thành phố Quy Nhơn và các huyện, thị xã như: Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát và Hoài Nhơn.

Dự án do Sở NN&PTNT tỉnh làm chủ đầu tư; tổng vốn thực hiện hơn 37,2 tỷ đồng (trong đó, vốn ODA do Chính phủ Canada tài trợ không hoàn lại khoảng 31,6 tỷ đồng; vốn đối ứng của UBND tỉnh Bình Định khoảng 5,6 tỷ đồng). Thời gian triển khai dự án 6 năm (từ năm 2024 đến tháng 3/2030).

Mục tiêu dự án nhằm cải thiện khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ, và làm giàu đa dạng sinh học biển và ven biển tỉnh Bình Định.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, các nội dung chính của dự án được thực hiện tại tỉnh gồm: trồng 50.000 cây rừng ngập mặn phân tán; thành lập khu bảo tồn biển vịnh Quy Nhơn; phục hồi 4 ha rạn san hô khu vực biển thuộc 4 xã, phường ở Quy Nhơn là Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu và Ghềnh Ráng; lắp đặt 7 trạm cảnh báo sớm về biến đổi khí hậu (trạm khí tượng, thủy văn) tại các xã ven biển.

Được biết, dự án cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam được triển khai tại 3 tỉnh gồm Bình Định, Sóc Trăng và Thừa Thiên Huế.

Tỉnh Bình Định có diện tích rừng ngập mặn với hơn 88 ha tập trung tại đầm Thị Nại và đầm Đề Gi.

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt, có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cho tính đa dạng sinh học cao. Ngoài chức năng như lá phổi điều hòa môi trường, đây còn là nơi ương dưỡng ấu thể động vật thủy sinh, duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản, nơi trú ngụ của nhiều loài động vật như chim, cò…

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Tiêm kích Nhật Bản xuất kích chặn máy bay trinh sát H-6, Y-9 của Trung Quốc

ĐCSTQ điều động một máy bay ném bom và máy bay trinh sát bay qua…

21 phút ago

Năm chủ điểm thách thức lớn nhất đe dọa liêm chính bầu cử Hoa Kỳ 2024

Hoa Kỳ đang gặp phải rất nhiều thách nghiêm trọng liên quan đến tính liêm…

22 phút ago

Trung Quốc và Ấn Độ đạt thỏa thuận bố trí tuần tra quân sự khu vực biên giới tranh chấp

Ấn Độ cho biết đã đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ về việc bố trí…

44 phút ago

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Phát triển điện hạt nhân, do Nhà nước độc quyền đầu tư, vận hành

Phát triển điện hạt nhân được "thể chế hóa" trong Luật Điện lực (sửa đổi),…

44 phút ago

Colombia áp thuế thép Trung Quốc do lo ngại mất việc làm

Colombia đã trở thành quốc gia Mỹ Latinh mới nhất áp thuế đối với thép…

52 phút ago

Những bài học thực sự của giải Nobel hoà bình

Đấu tranh cho một thế giới không còn bị đe doạ bởi hiểm hoạ hạt…

57 phút ago