Categories: Thời sựViệt Nam

Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận: Nguy cơ vỡ tiến độ

Sau 4 năm (từ năm 2015 đến nay), dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận mới hoàn thành được 15% khối lượng công việc.

Cầu Mỹ Thuận (Tiền Giang). (Ảnh: Khánh Minh)

Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận dài 51,1km, thực hiện theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư 9.669 tỷ đồng. Các nhà đầu tư gồm: Liên danh Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Lộc (30%), Công ty TNHH Yên Khánh (30%), Công ty cổ phần đầu tư xây dựng BMT (10%), Công ty TNHH Tập đoàn Thắng Lợi (10%), Công ty cổ phần Hoàng An (10%), Công ty cổ phần đầu tư cầu đường CII (10%).

Dự án được khởi công vào tháng 2/2015. Theo kế hoạch, sau 3 năm thi công (năm 2018), dự án sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, đã qua 4 năm, dự án mới chỉ đạt được 15% khối lượng công việc. Dự án sẽ khó hoàn thành tiến độ vào năm 2020 (sau điều chỉnh) và thậm chí đang đứng trước bờ vực đổ vỡ nếu hàng loạt nút thắt cơ chế, năng lực nhà đầu tư không được các cơ quan có thẩm quyền xử lý, tháo gỡ kịp thời.

Theo đại diện công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận, vướng mắc nổi cộm nhất tại dự án này hiện nay là phương án tài chính bị phá vỡ và nguồn vốn tín dụng cho dự án chưa được giải ngân.

Cụ thể, ngày 15/6/2018, doanh nghiệp dự án đã ký hợp đồng tín dụng vay 6.850 tỷ đồng của 4 ngân hàng gồm: VietinBank Chi nhánh TP.HCM, BIDV Chi nhánh Bình Định, VPBank và Agribank Chi nhánh Sài Gòn.

Theo quy định của hợp đồng tín dụng, các ngân hàng tài trợ vốn đưa ra 20 điều kiện tiên quyết đối với dự án và phải hoàn thành trước ngày giải ngân vốn. Trong đó, 14 điều kiện thuộc về trách nhiệm của công ty nay đã cơ bản hoàn thành; 6 điều kiện tiên quyết còn lại phụ thuộc vào thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT.

Các điều kiện này nằm ngoài tầm xử lý của doanh nghiệp dự án, nên nguồn tín dụng cho dự án chưa được khơi thông” – đại diện công ty cho hay.

Bên cạnh đó, Công ty TNHH Yên Khánh – một trong 6 thành viên liên danh nhà đầu tư đang liên quan đến nhiều vụ án hình sự nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bên liên quan của Dự án. Các ngân hàng tài trợ vốn cho dự án yêu cầu phải thay thế nhà đầu tư Yên Khánh và xác định đây là điều kiện tiên quyết để giải ngân vốn tín dụng.

Ngoài ra, phương án tài chính của dự án BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận cũng đang bị phá vỡ. Cụ thể, lãi suất vốn vay trong phương án tài chính được Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1700 ngày 15/6/2017 là 7,82%/năm, thấp hơn hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng 10,8%/năm (thấp hơn 2,98%/năm), do đó không giải ngân được vốn vay tín dụng do chênh lệch lãi suất theo quy định với hợp đồng tín dụng quá lớn.

Hơn nữa, nguồn doanh thu thu phí tại Dự án cao tốc TP.HCM – Trung Lương để hỗ trợ Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận theo phương án tài chính ban đầu đến nay cũng không thể thực hiện được do những quy định ràng buộc của Luật Quản lý tài sản công có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018, khiến phương án tài chính của dự án bị phá vỡ.

Trước tình trạng đó, doanh nghiệp đã có văn bản kiến nghị Chính phủ và Bộ GTVT xem xét điều chỉnh, hỗ trợ nhà đầu tư vay vốn ngân hàng thay cho sử dụng nguồn hỗ trợ của Nhà nước; bổ sung nhà đầu tư khác thay công ty Yên Khánh; đề nghị chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền của dự án là Bộ Giao thông về địa phương là tỉnh Tiền Giang để tỉnh chủ động xử lý vướng mắc,…

Trả lời doanh nghiệp, tại công văn số 1114 của Bộ GTVT, Bộ cho biết việc nhà đầu tư bổ sung nhân sự cấp cao có kinh nghiệm để điều hành, quản lý dự án trong giai đoạn này là thuộc thẩm quyền của nhà đầu tư.

Liên quan đề nghị bổ sung nhà đầu tư khác là Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả – thay Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, Bộ GTVT cho biết là không thực hiện chuyển nhượng nhà đầu tư ở thời điểm này. Theo lý giải của Bộ GTVT, Nghị định số 63/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức PPP quy định chỉ được chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác sau khi đã hoàn thành xây dựng công trình, nên Bộ GTVT chưa xem xét, chấp thuận đề xuất chuyển nhượng.

Đối với đề nghị chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho UBND tỉnh Tiền Giang, Bộ GTVT ghi nhận việc thời gian qua, UBND tỉnh Tiền Giang đã tích cực hỗ trợ triển khai dự án khi bàn giao mặt bằng khoảng 96%.

Tuy nhiên, theo Nghị định số 63/2018, việc quyết định giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Chưa kể, việcđề nghị chuyển giao vai trò cơ quan nhà nước có thẩm quyền Dự án đường cao tốc Trung Lương của Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận cũng cần có ý kiến của UBND tỉnh Tiền Giang.

Về đề nghị cập nhật tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự án và tính lãi suất vay theo thông tư số 88/2018/TT-BTC về quản lý tài chính tại dự án PPP, Bộ GTVT cho biết đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT sẽ triển khai thực hiện.

Dự kiến, ngày 20/2, Thường trực Chính phủ sẽ họp để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với Dự án xây dựng đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.

Kim Long

Xem thêm:

Kim Long

Published by
Kim Long

Recent Posts

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

13 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

44 phút ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

58 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

1 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago