Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết hiện mạng lưới quan trắc phóng xạ đã triển khai tại 5 điểm tại Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội. Mạng lưới sẽ được mở rộng tại một số tỉnh vào năm sau.
Tại phiên họp vào hôm nay (1/11), Đại biểu Nguyễn Quốc Bình đề xuất hai vấn đề đó là việc hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 4-5 triệu tấn chất thải, gồm cả sắt thép phế liệu.
“Vậy không biết những trong nguồn chất thải đó có lẫn phóng xạ hay không vì số lượng nguồn phóng xạ mất cắp trên thế giới chưa tìm được rất lớn” – Đại biểu Bình đặt câu hỏi.
Câu hỏi thứ hai đại biểu Bình nêu là năm 2016, ba nhà máy điện hạt nhân ở phía nam Trung Quốc vận hành thương mại, gồm Phòng Thành, Trường Giang, Xương Giang đặt gần Việt Nam.
“Đề nghị Bộ trưởng cho biết khi nào mạng lưới quan trắc cảnh báo phóng xạ môi trường của Việt Nam làm xong để phục vụ quan trắc, ứng phó với sự cố nhà máy điện hạt nhân“- Đại biểu Bình nói.
Trả lời, Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh cho hay Bộ đã phối hợp với cơ quan chức năng đánh giá lại công nghệ của phế liệu nhập khẩu đầu vào làm nguyên liệu sản xuất, xem có đảm bảo chất lượng hay không, để có hướng xử lý tiếp theo.
Về kiểm soát phế liệu nghi nhiễm tính chất phóng xạ, Bộ trưởng thông tin hiện cảng Cái Mép và Thị Vải đã được trang bị 8 cổng có thiết bị đo phóng xạ do đó phế liệu sắt, thép qua đây được kiểm soát. Ngoài ra, Bộ cũng tiến hành rà soát, quản lý hoạt động kiểm tra chất lượng trong cả nước.
Với việc ứng phó nguy cơ phóng xạ hạt nhân từ nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc, trên cơ sở tham mưu của Bộ KH&CN, Thủ tướng đã phê duyệt mạng lưới quan trắc phóng xạ và mạng lưới quản lý sự cố.
“Hiện mạng lưới này đã triển khai được 5 điểm tại Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội và kết nối online về Bộ. Mạng lưới sẽ được mở rộng tại một số tỉnh vào năm sau. Thủ tướng đã phê duyệt kế hoạch ứng phó quốc gia và 45 tỉnh, thành phê duyệt kế hoạch của địa phương” – ông Anh nói.
Bộ trưởng Ngọc Anh cũng cho biết cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận trao đổi về an toàn bức xạ hạt nhân, mạng lưới quan trắc và ứng phó vào tháng 7/2018. Đến đầu năm 2019 có thể triển khai so sánh dữ liệu giữa hai bên.
Ba nhà máy điện hạt nhân ở phía Nam Trung Quốc vừa đi vào vận hành thương mại, gồm Phòng Thành (Quảng Tây) công suất 1.000 MW, Trường Giang (Quảng Đông) công suất 600 MW và Xương Giang (đảo Hải Nam) công suất 650 MW. Các nhà máy này đều nằm gần biên giới phía Bắc Việt Nam, trong đó, gần nhất là Phòng Thành – chỉ cách Móng Cái (Quảng Ninh) 50 km; Nhà máy điện Xương Giang trên đảo Hải Nam cách đảo Bạch Long Vĩ hơn 100 km; xa nhất là Nhà máy điện Trường Giang cách biên giới Việt Nam hơn 200 km. Theo lộ trình, mỗi nhà máy này có thể có tới 6 tổ máy điện hạt nhân, tức là, khi cả 3 nhà máy hoạt động hết công suất, sẽ có 18 tổ máy phát điện hạt nhân ngay gần biên giới Việt Nam. |
Hoàng Minh
Xem thêm:
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…