Categories: Thời sựViệt Nam

Chi 1.000 tỷ đồng xuất bản SGK: ‘Liệu có lợi ích nhóm?’

Các ĐBQH đề nghị Bộ GD&ĐT làm rõ có hay không hiện tượng độc quyền, lợi ích nhóm trong phát hành sách giáo khoa (SGK).

Đại biểu Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)

Ngày 19/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4.

Tại buổi làm việc, vấn đề SGK và sự lãng phí trong in ấn SGK đã được đề cập.

Bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đặt vấn đề dư luận nghi ngại trong hoạt động độc quyền xuất bản sách của NXB Giáo dục.

Bà Nga dẫn chứng môn Toán lớp 1 trước đây có bài tập riêng, SGK riêng nhưng bây giờ lại gộp chung và học sinh buộc phải ghi bài tập vào sách. Với cách in ấn sách này, học sinh khóa sau không thể dùng được nữa.

Tại sao bây giờ khác thế hệ trước, một bộ sách không dùng được 2 – 3 thế hệ? Tại sao lại phải ghi bài tập vào sách giáo khoa? Tại sao chúng ta lại để phí mỗi năm chúng ta xuất bản hơn 1 triệu cuốn SGK, xã hội mất 1.000 tỷ đồng, nhưng đến năm sau không dùng được nữa?.

Chúng tôi phản ảnh lại về những nghi ngại xung quanh việc độc quyền xuất bản của NXB Giáo dục”- bà Nga nói và đề nghị Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm rõ vấn đề này.

Liệu có lợi ích nhóm?

Cũng liên quan đến vấn đề trên, bà Nguyễn Thanh Hải – Trưởng Ban Dân nguyện đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ quan tâm vì mỗi cuốn sách chỉ 10.000 đến 12.000 đồng nhưng ảnh hưởng muôn nhà vì cả nước hiện có hơn 15,6 triệu học sinh.

Đề nghị Bộ trưởng quan tâm tổ chức thanh tra ngay vấn đề này, có biểu hiện gì ở đây? Thể hiện lợi ích nhóm giữa biên soạn và phát hành sách hay không? Trước đây SGK không phải như vậy nhưng sau đó người ta cứ đưa vào các bài tập, hình vẽ. Nhà in không tự in như thế được mà có thể người ta đặt hàng người biên soạn hoặc người ta yêu cầu sách phải như vậy” – bà Hải nói.

Một vấn đề khác cũng được bà Hải đề cập là thí điểm, thí nghiệm trong giáo dục. Bà Hải đề nghị Bộ GD&ĐT cần có tổng kết, đánh giá các chương trình thí điểm, thí nghiệm và có công bố rõ ràng, tránh để thời gian thí điểm quá lâu mà cử tri không biết thí điểm đó tốt ở điểm nào, xấu ở điểm nào.

Vì giáo dục thường xuyên liên quan tới cử tri nên đề nghị Bộ trưởng quan tâm hơn tới người phát ngôn của Bộ GD&ĐT để thể hiện rõ chính kiến của Bộ trước các vấn đề nóng, tránh gây hoang mang” – bà Hải nói.

Văn Duy

Xem thêm:

Văn Duy

Published by
Văn Duy

Recent Posts

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

6 phút ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

12 phút ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

46 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

1 giờ ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

1 giờ ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

1 giờ ago