Categories: Thời sựViệt Nam

Chính quyền TP.HCM khởi động lại dự án nhà hát Thủ Thiêm 1.500 tỷ đồng

Sau khoảng 2 năm gần như im ắng, đến nay, chính quyền TP.HCM đang có kế hoạch khởi động lại dự án xây Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch Thủ Thiêm 1.500 tỷ đồng.

Khu vực xây dựng nhà hát Thủ Thiêm. (Ảnh: báo Dân trí)

Truyền thông trong nước vừa đưa tin về kế hoạch thi tuyển phương án kiến trúc Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch Thủ Thiêm (Nhà hát Thủ Thiêm) tại quận 2 (TP.HCM).

Thời gian thi tuyển sẽ được tổ chức từ tháng 7 đến tháng 11/2020, với hình thức thi tuyển quốc tế, kinh phí gần 3,8 tỷ đồng.

Có khoảng 10 đơn vị tư vấn thiết kế nước ngoài tham gia thi. Đơn vị đạt giải nhất được 1,2 tỷ đồng, giải nhì 700 triệu đồng, giải ba là 300 triệu đồng và giải khuyến khích 100 triệu đồng.

Như vậy, sau khoảng 2 năm gần như im lặng, dự án Nhà hát Thủ Thiêm với tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng đã bắt đầu rục rịch khởi động lại.

Điều đáng nói, dự án khởi động trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán, với hàng vạn công ty đóng cửa, khiến gần 8 triệu công nhân mất việc. Kinh tế TP.HCM được cho là tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1986 đến nay.

Hơn nữa, chính quyền TP.HCM hiện vẫn chưa thực hiện xong việc đền bù cho “dân oan bị mất đất” tại Thủ Thiêm.

Trước đó, dự án Nhà hát Thủ Thiêm được biết đến là dự án có nhiều thị phi.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm thời điểm còn ngồi ghế chủ tịch HĐND thành phố từng phát ngôn: “Có nhiều ý kiến từ dư luận xã hội như xây dựng nhà hát tại Thủ Thiêm thì phải lắng nghe, cân nhắc. Nhưng nếu không đủ bản lĩnh thông qua thì mãi mãi không làm được cái gì lớn. Với dự án tầm cỡ như vậy thì phải có thời gian để chuẩn bị. Nếu bây giờ mình không làm thì bao giờ mới làm. Tiền càng để lâu càng mất giá”.

Thế nên, vào tháng 10/2018, HĐND thành phố đã thông qua chủ trương đầu tư dự án, với mong muốn đáp ứng yêu cầu… đẳng cấp quốc tế.

Báo Pháp luật Việt Nam hồi năm 2018 có viết: “Một kỳ họp HĐND bất thường bàn về chuyện rất bình thường là xây nhà hát giao hưởng, 100% đại biểu đồng tình thông qua Nghị quyết nhưng lòng dân sục sôi phản ứng, mạng xã hội tràn ngập lời giễu cợt, tranh biếm họa”.

Báo này cũng dẫn lại lời từ kiến trúc sư TS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, lấy 1.500 tỷ đồng từ ngân sách để làm nhà hát là số tiền không phải ít, trong khi thành phố đang khó khăn. “Nhiều dự án dân sinh cấp thiết hàng đầu như xây dựng hạ tầng giao thông đô thị, các dự án chống ngập đang thiếu vốn trầm trọng, chưa kể y tế, giáo dục,… nhiều nơi còn thiếu, chưa đạt chuẩn”, vị kiến trúc sư nói.

Cũng trong năm này, báo Thanh niên dẫn lời từ PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Hội đồng tư vấn khoa học – kỹ thuật – môi trường (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM) cho biết, ông cảm thấy không hào hứng khi thành phố bỏ ra một số tiền lớn như vậy để xây nhà hát.

Ông Ninh cho rằng tình hình xã hội của khu đô thị này chưa ổn định sau khi Thanh tra Chính phủ chỉ ra rất nhiều sai phạm. Tinh thần của người dân chưa “bình yên” thì chưa nên vội nói đến nâng cao, vui chơi.

“1.500 tỷ không phải số tiền nhỏ. Thành phố nên sử dụng cho những việc cần làm ngay, đó là đầu tư cho các nhu cầu thực tiễn, cải thiện, nâng cấp đời sống của người dân. Khi đời sống chưa thái bình thì chưa nên nghĩ đến hưởng thụ, nếu không muốn bị đánh giá là hám danh”, ông Ninh nhận xét.

Nói thêm, cũng vào hồi năm 2018, dư luận bức xúc khi báo chí phản ánh công trình Trung tâm Triển lãm quy hoạch thành phố (nằm kế bên khu đất dự kiến xây nhà hát Thủ Thiêm) có tổng mức đầu tư 800 tỷ đồng, diện tích 18.000 m2, cao 5 tầng, bị bỏ hoang.

Công trình Trung tâm Triển lãm quy hoạch thành phố đầu tư 800 tỷ đồng bị bỏ hoang. (Ảnh: báo Lao động)

Công trình được hứa hẹn sẽ tạo sức hút để khu đô thị Thủ Thiêm cất cánh, nên chính quyền TP.HCM quyết tâm hoàn thành công trình đúng kế hoạch để đưa vào sử dụng, báo Lao động viết.

Kế hoạch ban đầu, công trình được khởi công vào năm 2013 và hoàn thành vào năm 2015. Tuy nhiên, năm 2015, công trình “vẫn bặt vô âm tín”. Đến đầu tháng 3/2016, TP.HCM phát đi thông tin, công trình được chính thức khánh thành vào ngày 30/4/2016, nhưng lại lỗi hẹn. Và đến nay, vẫn chưa thấy thông tin khánh thành công trình này.

Xin nhắc lại, để thực hiện Dự án Khu đô thị Thủ Thiêm, TP.HCM đã thực hiện các chính sách thu hồi, giải tỏa thậm chí đến cưỡng chế đất người dân Thủ Thiêm trong 10 năm, tổng cộng đã có khoảng 15.000 hộ dân bị di dời chỗ ở để nhường đất cho các siêu dự án.

Đáng nói, giai đoạn năm 1996 – 2003, người dân Thủ Thiêm chỉ nhận được mức bồi thường khoảng 150.000 – 200.000/m2 đất nông nghiệp, đến năm 2018, giá đã vọt lên cao nhất 256 triệu đồng/m2, cao hơn gấp 1.000 lần, tức tăng đến 100.000% – không kinh doanh nào có mức sinh lời “khủng” như vậy.

Mức sinh lời không tưởng này đã khiến nhiều hộ dân Thủ Thiêm không nằm trong ranh giới quy hoạch cũng bị thu hồi đất, đẩy hàng ngàn hộ dân nơi đây vào cảnh sống tạm bợ, cơ cực.

Báo RFA trong bài viết năm 2019 dẫn lời từ một phụ nữ bị mất đất tại Thủ Thiêm cho biết, bà muốn “nhà nước để số tiền xây nhà hát Thủ Thiêm vào việc ổn định cuộc sống cho người dân, rồi sau đó muốn làm gì thì làm”.

Hoàng Minh

Hoàng Minh

Published by
Hoàng Minh

Recent Posts

Nhà Hậu Trần – P5: Giằng co cản bước quân Minh nam tiến

Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…

5 phút ago

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

15 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

22 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

25 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

32 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

50 phút ago