Categories: Thời sựViệt Nam

Chính quyền TP. Huế muốn di dời phần mộ vợ vua Tự Đức

Phần mộ của bà Cửu giai Tài nhân họ Lê thụy Thục Thuận (vợ vua Tự Đức) trước mắt sẽ được dựng khung nhà bằng sắt, lợp tôn đắp mộ bằng đất sạch, có thành bao xung quanh bằng đất và rào lưới B40 bảo vệ.

Vị trí che bạt màu xanh là nơi phát hiện huyệt mộ của bà Tài nhân họ Lê (vợ vua Tự Đức). (Ảnh: baothuathienhue.vn)

Ngày 7/7, đại diện UBND phường Thủy Xuân, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Chuỗi giá trị cùng Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc đã có buổi làm việc liên quan đến việc lăng mộ bà Cửu giai Tài nhân họ Lê (vợ vua Tự Đức) bị san ủi làm bãi đỗ xe.

Tại buổi làm việc, Ông Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân đưa ra phương án di dời lăng mộ của bà Tài nhân Lê thị thụy Thục Thuận xuống khu vực lăng bà Học Phi ở gần đó để “dễ chăm sóc quản lý”, tuy nhiên đại diện dòng họ Nguyễn Phước tộc đã không đồng ý với phương án này.

Theo đại diện dòng họ Nguyễn Phước tộc, phần đất nơi mộ bài Tài nhân họ Lê dự kiến được chuyển đến không đảm bảo về diện tích và không có đường đi để con cháu vào hương khói sau này. Đại diện của dòng họ cũng cho hay việc di dời lăng mộ này cần “sự quyết định của cả dòng họ, không thuộc thẩm quyền của đại diện Hội đồng trị sự”. Do đó, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc đề nghị cơ quan chức năng trước mắt làm nấm mồ tạm thời cho bà để lo nhang khói.

Kết thúc buổi làm việc, các đại diện tham gia đã thống nhất phương án là chủ đầu tư sẽ tạm thời dựng khung nhà bằng sắt, lợp tôn, diện tích 5m x 8m, trên phạm vi khuôn mộ; đắp mộ bằng đất sạch, có thành bao xung quanh bằng đất và rào lưới B40 bảo vệ. Trong khi chờ ý kiến của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, chủ đầu tư có trách nhiệm thuê người bảo vệ mộ.

Trao đổi thêm về sự việc, ông Tôn Thất Giáp – đại diện Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc cho biết trước mắt Hội đồng mong muốn trả lại mộ cho bà. Nguyện vọng của con cháu Nguyễn Phước tộc trước sau như một là muốn lăng mộ của bà được ở lại vị trí cũ, còn nếu di dời thì Hội đồng sẽ phải lấy ý kiến quyết định từ con cháu trong dòng tộc, việc này cũng để tránh những ý kiến bất đồng về sau.

Trước đó, ngày 6/7, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện nền móng của huyệt mộ chôn thi hài của bà Tài nhân họ Lê thụy Thục Thuận (vợ vua Tự Đức) nằm cách lớp đất mặt khoảng 30cm. Huyệt mộ được bao quanh bởi một lớp gạch vồ (gạch cổ) xếp ngay ngắn theo hình chữ nhật dài 2,4 m; rộng 1,2 m. Tấm bia mộ được làm bằng đá xanh nguyên khối còn khá nguyên vẹn có khắc 13 chữ Hán được tìm thấy trước đó hoàn toàn trùng khớp với tấm bài vị bằng gỗ có dòng chữ sơn son thếp vàng: “Tài Nhân Thụy Thục Thuận Lê Thị” đang được thờ trong lăng vua Tự Đức.

Hải Anh (T/h)

Xem thêm:

Hải Anh

Published by
Hải Anh

Recent Posts

Luật sư nhân quyền David Matas kiên trì vạch trần nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc

Bộ phim tài liệu “Thợ săn công lý” tập trung vào cuộc điều tra của…

32 phút ago

[VIDEO] Chính phủ kiến nghị năm 2025 chưa tăng lương hưu, lương công chức

Chính phủ kiến nghị chưa tăng lương hưu, công chức, trợ cấp xã hội năm…

32 phút ago

Huyện miền núi Thanh Hóa tiếp tục sạt lở, núi đất sau một trường tiểu học sạt dài 70m

Khoảng 200 người dân hai bản, cùng 185 cháu học sinh, 16 giáo viên của…

42 phút ago

Đài Loan từ chối yêu cầu dời văn phòng đại diện khỏi thủ đô Nam Phi

Chính phủ Nam Phi yêu cầu Đài Loan dời văn phòng đại diện tại Nam…

1 giờ ago

Mỹ điều tra vụ thiết bị Huawei có chip TSMC, cuộc chiến chế tài chip leo thang

TSMC thông báo rằng một trong những con chip của họ bị phát hiện sau…

2 giờ ago