Mở đầu phiên chất vấn tại Quốc hội sáng nay, 14/6, nhiều đại biểu đã đưa ra câu hỏi về việc quản lý: “cấp phép” hay “cấm” đối với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nguyễn Ngọc Thiện.
Đại biểu Dương Minh Tuấn (Bà Rịa – Vũng Tàu) đặt câu hỏi: “Theo quy định thì nhiều hoạt động vui chơi giải trí phải dừng sau 0 giờ, nhiều ý kiến cho rằng đây không phải do không có sản phẩm, dịch vụ cho du khách, mà là tư duy quản không được thì cấm. Bộ trưởng nghĩ gì về việc này?“
Về những diễn biến cấp phép ca khúc trong thời gian qua, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) thẳng thắn đặt vấn đề: “Hơn 40 năm qua việc cấp phép các bài hát của Việt Nam Cộng hòa và hải ngoại là cách làm cửa quyền. Đã có ý kiến rằng chỉ nên đưa ra các bài hát trong danh mục cấm, không nên cấp phép theo từng bài. Không nên cấm đoán nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân“.
Ông Nghĩa hỏi: “Phải chăng nhận thức, năng lực của cán bộ văn hóa là rào cản để không áp dụng cách làm hợp lý hơn?“
Trả lời đại biểu Trương Trọng Nghĩa, người đứng đầu Bộ VHTT&DL cho hay “đang thực hiện rà soát các quy định về thủ tục cấp phép” trên tinh thần “giảm và hạn chế đi đến chấm dứt việc ‘xin-cho’ để tạo môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo cho các văn nghệ sĩ”.
Bộ VH-TT sẽ phải tìm một phương cách quản lý cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay và bối cảnh quốc tế. Cụ thể thế nào, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và có báo cáo với đại biểu” – ông Thiện cho hay.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa tiếp tục tranh luận. Ông cho rằng hòa bình trên 42 năm rồi, việc khai thác, phổ biến các tác phẩm văn hóa trước 1975 là rất cần thiết vừa đáp ứng nhu của dân vừa hòa hợp dân tộc.
“Đến nay Bộ trưởng nói đang tìm giải pháp, thì tôi rất là lo“, đại diện đoàn đại biểu TP.HCM nói.
Đại biểu Bùi Ngọc Chương (Cà Mau) phân tích từ góc độ quy định về quản lý cấp phép. Ông cho hay: “Về vấn đề cấp phép phổ biến các bài hát gây phản ứng trong dư luận, Bộ trưởng giải thích dây là việc cập nhật, đăng tải trên trang web. Tuy nhiên, tôi có đọc kỹ 2 nghị định – Nghị định 79 năm 2012 và Nghị định 15 năm 2016 thì có quy định rất rõ về việc cấp phép phổ biến những sáng tác trước năm 1975 và những tác phẩm do người Việt Nam định cư ở nước ngoài sáng tác.
Xin Bộ trưởng cho biết Bộ trưởng có nhìn thấy sự bất cập, bất hợp lý của những quy định này không và cho biết giải p háp để khắc phục.
Nếu Bộ trưởng tiếp tục nói sẽ tiếp tục về để cho nghiên cứu, rà soát thì tôi sẽ tiếp tục giám sát việc sửa đổi nghị định này“.
Bên cạnh việc cấp phép – cấm hay cho phép – các sản phẩm văn hóa, ông Chương lo lắng về việc xuống cấp về văn hóa đạo đức và văn hóa ứng xử hiện nay. Vị đại biểu đoàn Cà Mau cho rằng trong báo cáo cũng như phần trả lời của bộ trưởng chưa nêu rõ trách nhiệm cũng như vai trò của bộ trong việc quản lý; phần giải pháp cũng chưa đề cập đến giải pháp hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật.
Đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) cũng không đồng tình với cách trả lời của Bộ trưởng, khi cho hay Bộ trưởng mới nói “sẽ nghiên cứu và làm thế nào giảm bớt cơ chế ‘xin -cho’, chứ không rõ được cụ thể là thế nào“.
“Nghị định 15 ngày 15/3/2016 sửa đổi NĐ 79 cũng như các nghị định trước đều giao cho bộ thẩm quyền cấp phép mà theo tôi là không thể nào thực hiện được bởi vì quá nhiều.
Ví dụ khoản 3, điều 7, Nghị định quy định: trách nhiệm của người biểu diễn nghệ thuật là chỉ được biểu diễn các bài hát, vở diễn đã được phổ biến.
Cụ định cụ thể như vậy thì tôi cho rằng không thể nào thực hiện được. Đề nghị Bộ trưởng căn cứ vào nội dung này để nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi ngay chứ không thể nào đi vào việc cấp phép hàng trăm hàng ngàn tác phẩm, vở diễn.” – đại biểu Thân đề nghị.
“Bộ cứ loay hoay với việc cấp phép, thì không lạ gì khi có ý kiến của đại biểu quốc hội phát biểu hôm qua, là cứ cảm nhận là hình như bộ mình chỉ lo cấp phép mà thôi“, đại biểu Thân nhận định.
Trước đó, đại biểu Dương Minh Tuấn (Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng giành quyền tranh luận, cảm ơn Bộ trưởng đã hứa sẽ trả lời bằng văn bản. “Tuy nhiên, có một ý mà Bộ trưởng hoàn toàn có thể trả lời nay, là Bộ trưởng có tư duy “khó quản thì cấm hay không? Bộ trưởng chỉ cần trả lời có, hay không” – ông Tuấn nhắc lại câu hỏi.
Trước khi Bộ trưởng Thiện tiếp tục trả lời, Chủ trì phiên chất vấn – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu đối với câu hỏi của đại biểu Dương Minh Tuấn : “Có hay không tư duy ‘quản không được thì cấm”, Bộ trưởng chỉ cần trả lời có, hay không.
Trước yêu cầu này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói: “Không phải là khó quản thì cấm… Không, không phải như thế, mà sẽ cố gắng suy nghĩ cách quản lý như thế nào cho phù hợp với tình hình thực tế“.
Đối với việc quản lý các sản phẩm văn hóa, người đứng đầu đơn vị quản lý văn hóa cho hay hiện Bộ đang thực hiện thủ tục về mặt pháp luật để triển khai về việc cấp phép, với tinh thần là “thông thoáng”, sau đó chuyển sang trả lời câu hỏi
Vĩnh Long (ghi)
Xem thêm:
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…