Tiền trích được dùng để mua sắm trang thiết bị, tập huấn đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước, chi khen thưởng... (Ảnh minh họa)
Đây là một trong những nội dung được đưa ra tại Thông tư 327/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước.
Đối tượng áp dụng là các cơ quan thanh tra nhà nước theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Luật Thanh tra số 56/2010/QH12, bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (Thanh tra bộ); Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Thanh tra tỉnh); Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Thanh tra huyện)…
Các khoản được trích là các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước, gồm:
Thông tư cũng nêu rõ các mức trích mà cơ quan thanh tra nhà nước được trích.
Đối với cơ quan Thanh tra Chính phủ: Được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 50 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 50 tỷ đồng đến 80 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 80 tỷ đồng/năm.
Đối với thanh tra của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 10 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 20 tỷ đồng/năm.
Đối với thanh tra các sở, thanh tra các quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: Được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 2 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 2 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 3 tỷ đồng/năm.
Theo đó, 30% là mức trích tối thiểu (kèm theo điều kiện về tổng số tiền thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với mỗi cấp thanh tra), sau đó, tùy theo quy mô số nộp, các cơ quan được trích thêm tối đa 20% và 10%.
Theo quy định, cơ quan thanh tra nhà nước được sử dụng kinh phí được trích để chi cho những nội dung sau:
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2017, thay thế Thông tư liên tịch số 90/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 30/5/2012 của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ.
Nguyễn Quân
Xem thêm:
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã chỉ trích các dự án chất lượng kém thuộc…
Lời kêu gọi của Tổng thống Macron yêu cầu các doanh nghiệp Pháp ngưng đầu…
Quế với hương thơm nồng nàn thường được sử dụng trong nấu ăn và làm…
Sự dao động lên xuống của đường huyết không chỉ khiến người bệnh cảm thấy…
Một tấm bia cổ trấn yểm gần Chùa Cầu, Hội An bị phá hoại vào…
Shen Yun sẽ luôn đóng vai trò là nguồn cảm hứng cho người dân Trung…