Đà Nẵng sẽ xây dựng cảng cá động lực thuộc Trung tâm nghề cá Đà Nẵng với tổng diện tích gần 200.000 m2 – là cảng cá lớn nhất miền Trung.
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vừa ký quyết định phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 cảng cá động lực thuộc trung tâm nghề cá Đà Nẵng – một trong những trung tâm nghề cá lớn nhất cả nước.
Cảng cá động lực sẽ được xây dựng và mở rộng trên cơ sở âu thuyền – cảng cá Thọ Quang (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) với 4 phân khu chức năng gồm:
Khu đất số 1 có diện tích 20.777 m2 dự kiến sẽ được sử dụng để nâng cấp xây dựng các cầu cảng hiện trạng thành cầu cảng chuyên dùng và cầu cảng tổng hợp, phía Bắc giáp âu thuyền Thọ Quang, phía Nam giáp đường Bình Than, phía Tây giáp âu thuyền Thọ Quang và phía Đông giáp chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang.
Khu đất số 2 có diện tích 2.549 m2 dự kiến được dùng để xây dựng cải tạo lại chợ cá cũ, phía Bắc giáp chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang, phía Nam giáp đường Bình Than, phía Tây giáp cảng cá và phía Đông giáp đường Vân Đồn.
Khu đất số 3 có diện tích 173.904 m2 dự kiến xây dựng phát triển thành khu đô thị kết hợp cảng quốc tế, phía Nam giáp đường Lê Đức Thọ, các phía Đông, Tây, Bắc đều giáp biển.
Khu đất số 4 có diện tích 3.825 m2 dự kiến để xử lý hạ tầng kỹ thuật tuyến cống đối lưu hiện trạng, có vị trí tại khu vực ngã giao đường Lê Đức Thọ và đường Hồ Hán Thương đoạn dẫn lên cầu Mân Quang.
Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các công trình NN&PTNT sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các bước tiếp theo theo đúng quy định và phối hợp cùng với Viện Quy hoạch xây dựng thực hiện việc cắm mốc theo tổng mặt bằng quy hoạch được duyệt.
UBND quận Sơn Trà sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức bàn giao mốc giới trong thời hạn không quá 15 ngày, thực hiện niêm yết và công bố công khai tổng mặt bằng quy hoạch được duyệt theo quy định không quá 20 ngày kể từ ngày ký quyết định phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng (ngày 4/4).
Việc mở rộng quy hoạch cảng cá Thọ Quang thành cảng cá – trung tâm nghề cá lớn nhất miền Trung nhận được sự quan tâm của chính quyền và người dân TP. Đà Nẵng trong nhiều năm qua bởi dự án cần được xem xét trước yêu cầu quy hoạch Đà Nẵng phát triển thành 1 trong 5 trung tâm nghề cá lớn nhất của cả nước trong khi vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại cảng cá Quang Thọ vẫn chưa tìm được giải pháp xử lý hữu hiệu.
Theo phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030, việc khai thác hải sản sẽ được tổ chức lại phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường và từng vùng biển, gắn khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đổi mới các hình thức hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.
Theo quy hoạch, Đà Nẵng sẽ là 1 trong 5 Trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngư trường trọng điểm của Việt Nam gồm:
Mặc dù nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt là 1 trong 5 trung tâm nghề cá lớn nhất cả nước, việc mở rộng cảng cá Thọ Quang khiến TP. Đà Nẵng phải cân nhắc và xem xét khi vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại khu cảng do hoạt động neo đậu quá tải của tàu thuyền trong nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết.
Cảng cá Thọ Quang chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004 với diện tích 25ha mặt đất và 58ha mặt nước; vùng nước âu thuyền có sức chứa khoảng 800 tàu. Tuy nhiên, trong hơn 12 năm qua, âu thuyền Thọ Quang đã trở thành nơi ô nhiễm nghiêm trọng khi số lượng tàu, thuyền ra vào cảng bị quá tải lên tới 1.300-1.500 chiếc vào mùa mưa bão khi các tàu trú ngụ; vùng nước ở đây bị ô nhiễm, đen đặc, hôi thối, rác thải tràn ngập, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng tàu thuyền neo đậu mà còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của dân cư xung quanh. Việc các tàu thuyền neo đậu quá tải và xảy ra tình trạng tranh chấp chỗ đậu được cho là do quy hoạch thiếu tính toán và sự yếu kém trong quản lý.
Cùng với việc quá tải các tàu thuyền neo đậu, âu thuyền Thọ Quang còn trở thành “điểm nóng” về ô nhiễm mỗi trường bởi nguồn nước thải và mùi hôi từ quá trình sản xuất của hơn 20 cơ sở chế biến thủy – hải sản cùng với 1 chợ cá và hàng chục lồng bè nuôi cá.
Thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp để xử lý ô nhiễm môi trường tại đây. Một trong những giải pháp quan trọng sẽ được thành phố thực hiện sắp tới là việc đưa vào vận hành hết tổng công suất 25.500 m3 ngày/đêm của nhà máy xử lý nước thải Sơn Trà vào tháng 4/2017 (trong đó sẽ xử lý 20.500 m3 nước thải sinh hoạt và 5.000 m3 nước thải cho thủy sản).
Thủy Minh
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…