Trong “đại án” Việt Á, các y bác sĩ đã, đang bị xử lý, nếu không vì động cơ vụ lợi có thể yên tâm công tác.
Thông tin trên do Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên nói ở buổi họp báo chiều ngày 16/8.
Ông Yên cho biết hiện các cơ quan đã khởi tố 33 vụ án, 111 bị can với 6 tội danh, liên quan đại án Việt Á. Các vụ án đã đến giai đoạn có thể kết thúc điều tra, “cố gắng từ nay đến cuối năm kết thúc điều tra, truy tố, xét xử chùm án Việt Á”.
Theo ông Yên, đại án này liên quan nhiều người từ các bộ ngành, cơ quan Trung ương tới địa phương và cả doanh nghiệp ngoài Nhà nước, cơ sở y tế công và tư…
Hiện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã phân loại để xử lý. “Đây là việc làm nhân văn, nhân ái”, ông Yên nói.
Theo đó, nhóm những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn tác động, chỉ đạo cấp dưới làm trái quy định; người có vai trò chủ mưu, cầm đầu, tích cực thực hành, vì động cơ vụ lợi, chiếm hưởng số lớn sẽ bị nghiêm trị. “Nhóm này liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực, tội rất nặng và đều đã được làm rõ”.
Với các nhóm còn lại, bao gồm nhóm được xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự là “những người có vai trò thứ yếu, phụ thuộc, thực hiện theo mệnh lệnh, đặc biệt là không có động cơ vụ lợi, không được hưởng lợi…
Hoặc đó là những người ở tuyến đầu chống dịch, vi phạm trong bối cảnh cần kit xét nghiệm ngay, làm vì việc chung… Hậu quả từ hành vi vi phạm đấu thầu là có, nhưng xét trong bối cảnh dịch bệnh không thể thực hiện theo luật định, bản thân người vi phạm cũng không muốn như vậy”.
“Các y bác sĩ đã, đang bị xử lý, nếu không vì động cơ vụ lợi có thể yên tâm công tác”, ông Yên cho hay.
“Đại án” kit test Việt Á là một trong những vụ việc tiêu cực liên quan đến lĩnh vực y tế lớn nhất từ trước tới nay, cả về quy mô, tính chất, mức độ phạm tội.
Những cựu quan chức cấp cao vướng lao lý trong vụ án này có thể kể đến như: Chu Ngọc Anh, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, cựu Bộ trưởng Bộ KH-CN; Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế; Nguyễn Văn Trịnh, cựu Trợ lý Phó thủ tướng Chính phủ…
Theo kết quả điều tra ban đầu, sau khi được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành, ông Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á, thông đồng với lãnh đạo các đơn vị y tế để hợp thức hồ sơ chỉ định thầu, nâng khống giá bán lên 45%.
Công ty đã cung ứng kit xét nghiệm cho trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước, với doanh thu khoảng gần 4.000 tỷ đồng, qua đó thu lợi hơn 500 tỷ đồng.
Trong một diễn biến có liên quan, mới đây tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Thừa Thiên Huế, ông Hoàng Văn Đức (SN 1970), cựu Giám đốc và ông Hà Thúc Nhật (SN 1983), cựu Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Tài chính kế toán, được quay trở lại CDC làm việc kể từ ngày 8/8/2023, sau gần 1,5 năm bị bắt.
Việc bố trí lại công việc là do Sở Y tế tỉnh căn cứ vào quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án với hai bị can nói trên do Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế ban hành.
Hai người này trước đó bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh khởi tố và bị bắt tạm giam vào ngày 17/2/2022, để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, liên quan đến sai phạm mua sắm trang thiết bị, vật tư, hóa chất, quần áo bảo hộ, kit test… phục vụ phòng dịch COVID-19 từ năm 2020 đến năm 2021.
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…