Categories: Thời sựViệt Nam

Đề xuất chống ngập TP.HCM bằng hóa chất​

Hóa chất được sử dụng để chống ngập cho TP.HCM là DRP (Drag Reduction Polymer).

Đề xuất chống ngập TP.HCM bằng hóa chất​. (Ảnh: xuanhuongho/Shutterstock)

Ngày 18/12, TP.HCM tổ chức hội thảo chuyên đề liên quan đến những giải pháp chống ngập cho TP do Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố tổ chức.

Tại Hội thảo, TS Đặng Vũ Trọng – đại diện Tập đoàn SNF từ Canada cho biết hiện nay tại TP.HCM và nhiều nước trên thế giới đang chống ngập bằng các giải pháp như dùng bể chứa, máy bơm, cống thoát nước, kênh rạch,… Tuy nhiên, đối với các giải pháp này kinh phí thường cao nên xây dựng kéo dài, trong khi việc chống ngập là cấp bách. Theo ông Trọng, có thể dùng hóa chất để chống ngập sẽ giúp nước chảy nhanh hơn.

Theo đó, hóa chất được sử dụng là DRP (Drag Reduction Polymer). Phương pháp này được thực hiện bằng cách bơm chất DRP vào hệ thống cống thải của TP thông qua các điểm được lắp đặt máy bơm DRP.

Khi hòa tan hóa chất này vào nước thì sẽ làm tăng công suất dòng chảy nước lên 40%, qua đó tăng năng suất cho cống thoát nước, máy bơm và giúp giảm ngập lụt tốt hơn.

Theo ông Trọng, chất DRP có độ kéo dài cao trong dung dịch loãng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc dòng chảy rối, chống lại sự phát triển xoáy rối và làm giảm sự tiêu tán năng lượng hoặc giảm lực cản dòng chảy. DRP không gây ảnh hưởng đến môi trường nước xử lý. Đặc biệt, giá thành chất DRP chỉ khoảng 4 USD/kg, tùy vào lưu lượng dòng chảy bao nhiêu mét khối trong một giờ, một ngày sẽ điều chỉnh lượng DRP phù hợp khi ứng dụng vào chống ngập cho TP.HCM.

Ông Trọng cũng cho biết thêm việc dùng chất DRP làm tăng dòng chảy của nước cũng được ứng dụng nhiều nơi trên thế giới.

Tại Canada, DRP được ứng dụng và giảm ngập trong thời gian tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2010 tại bang British, Columbia. Kết quả thu được cho thấy công suất của hệ thống cống thải tăng từ 20% lên 30%. Tại các lỗ cống được giám sát, dòng chảy tăng lên và mực nước thấp đi so với khi không sử dụng DRP.

Thành phố Denver, bang Colorado của Mỹ cũng thử nghiệm giải pháp này vào năm 2000 cho thấy công suất của trạm bơm nâng Brantner Culch tăng 37% và thành phố này đã quyết định đưa chất DRP vào ứng dụng từ năm 2002,…

Trước đề xuất của ông Trọng, TS Võ Kim Cương – nguyên phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM lưu ý vì đây là giải pháp mới, chưa từng áp dụng tại Việt Nam nên phải xem xét điều kiện nước họ có tương đồng với Việt Nam hay không.

Dù được thí nghiệm là không gây ô nhiễm, cá vẫn sống được nhưng với nước kênh rạch nhiều nơi rất ô nhiễm như ở Việt Nam, giờ đổ thêm hóa chất vào cần phải được xem xét kỹ lưỡng về các vấn đề an toàn” – ông Cương nói.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đề nghị thành phố cần tập trung vào các giải pháp phi công trình trong điều kiện ngân sách hạn hẹp. Trong đó, điều cần làm ngay là xử phạt nghiêm các hành vi đổ rác xuống miệng cống, làm ngăn dòng chảy của nước cũng như việc lấn chiếm, kênh rạch, sông suối.

Văn Duy

Văn Duy

Published by
Văn Duy

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

1 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

2 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

2 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

5 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

6 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

7 giờ ago