Categories: Thời sựViệt Nam

Doanh thu thấp, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất tăng phí BOT

Theo Bộ GTVT, nhiều dự án BOT có doanh thu thực tế thấp hơn dự tính, nên Bộ đề xuất tăng phí.

Trạm BOT Bến Thủy. (Ảnh minh hoạ: Cienco 4)

Bộ GTVT vừa gửi văn bản xin ý kiến 5 bộ ngành và 17 địa phương trước khi báo cáo Thủ tướng về việc sụt giảm doanh thu so với phương án tài chính ban đầu tại các dự án BOT giao thông đường bộ.

Theo đó, Bộ GTVT đang quản lý 61 dự án BOT đường bộ, gồm 59 dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác và 2 dự án đang đầu tư. Trong đó, có 52 dự án có đủ số liệu đánh giá việc tăng, giảm lưu lượng so với dự báo ban đầu.

Năm 2018, trong 52 dự án nêu trên, có 31 dự án có lưu lượng xe thực tế cao hơn dự báo trong hợp đồng BOT; 11 dự án có lưu lượng thực tế đạt từ 80-100% so với dự báo trong hợp đồng; và 10 dự án có lưu lượng thực tế thấp (dưới 80%) so với dự báo trong hợp đồng.

Tuy nhiên, có đến khoảng 25 dự án BOT có doanh thu thực tế giảm so với phương án tài chính trong hợp đồng BOT, ví dụ như trạm BOT hầm Đèo Cả, Hà Nội – Bắc Giang, Pháp Vân – Cầu Giẽ, quốc lộ 38, tuyến tránh TP Phủ Lý, quốc lộ 5, quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Nam v.v.

Bộ GTVT cho rằng nguyên nhân của tình trạng trên là do lưu lượng xe giảm, các phương tiện vận tải cố ý tránh trạm thu phí; các địa phương đầu tư các dự án giao thông chạy song hành với tuyến đường BOT gây thất thoát lưu lượng xe; một số trạm thu phí BOT có số lượng sử dụng vé tháng, vé quý lớn.

Bộ GTVT cảnh báo nếu không có giải pháp kịp thời cho các dự án này thì phương án tài chính bị phá vỡ, doanh nghiệp dự án phá sản, các khoản vay nghìn tỉ từ ngân hàng để đầu tư công trình BOT trở thành nợ xấu.

Theo thông tư 159 của Bộ Tài chính về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ, lộ trình tăng phí của các dự án BOT là 3 năm 1 lần. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Chính phủ, từ tháng 5-2016 đến nay Bộ GTVT chưa thực hiện tăng phí với 59 dự án BOT trên cả nước.

Bộ GTVT cũng cho biết đến nay đã nhận được đề xuất tăng phí của nhiều nhà đầu tư BOT.

Do đó, Bộ GTVT đề xuất Chính phủ 2 phương án:

Phương án 1: tăng phí BOT đúng lộ trình trong giai đoạn 2019-2021. Theo hợp đồng đã ký, trong giai đoạn từ năm 2018 – 2021 có 49 dự án phải tăng phí theo lộ trình. Trước mắt, Bộ GTVT sẽ đàm phán trong năm 2019 chỉ tăng phí với các dự án BOT có sụt giảm doanh thu lớn.

Phương án 2: Bộ GTVT đề xuất 49 dự án có lộ trình tăng phí trong giai đoạn 2018-2021 phải lùi thời điểm tăng phí sang năm 2022. Với phương án này, bộ cho biết sẽ có 9 dự án BOT bị phá vỡ phương án tài chính, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, Nhà nước phải bố trí khoảng 3.000 tỷ đồng để hỗ trợ 9 dự án nhằm tránh bị đổ bể.

Bộ GTVT cũng cho biết đang nghiêng về phương án 1 vì có nhiều ưu điểm, không phải bố trí ngân sách nhà nước cứu các dự án BOT.

Tuấn Minh 

Xem thêm:

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

7 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

44 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

1 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

1 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago