Categories: Thời sựViệt Nam

‘Độc quyền xuất bản SGK không phù hợp với xu hướng thế giới’

Bà Hoàng Thị Hoa – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng việc giao Bộ GD&ĐT phê duyệt cho NXB Giáo dục Việt Nam độc quyền in SGK đã để lại nhiều hệ lụy, không còn phù hợp với Luật Xuất bản 2012 và xu hướng thế giới.

Độc quyền xuất bản SGK không phù hợp với xu hướng thế giới. (Ảnh: Hải Nguyễn)

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 7 mới đây của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Ủy ban đã sơ bộ thông tin về kết quả khảo sát một số nội dung trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành SGK giáo dục phổ thông (GDPT) giai đoạn 2012 – 2017.

Bà Hoàng Thị Hoa – Phó chủ nhiệm Ủy ban cho hay quá trình khảo sát việc xuất bản SGK (không bao gồm các ấn phẩm liên quan như sách tham khảo), đoàn tập trung vào 2 vấn đề lớn: hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước còn chồng chéo và việc quy định Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm chính trong biên soạn, in ấn và phát hành SGK liên quan đến cơ quan xuất bản của Bộ là NXB Giáo dục Việt Nam.

Bà Hoa thông tin hoạt động này còn tồn tại nhiều hạn chế. Qua khảo sát cho thấy, dư luận rất băn khoăn khi Bộ GD&ĐT vừa tổ chức biên soạn, vừa thẩm định, phê duyệt, chỉ đạo xuất bản, in và phát hành SGK.

Điều này tạo ra thế độc quyền khép kín trong tất cả các khâu của quy trình từ biên soạn đến phát hành, không thúc đẩy cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá bán SGK.

Việc giao Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn, phê duyệt xuất bản SGK không phù hợp với Luật Xuất bản 2012 và xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay” – bà Hoa nhấn mạnh.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra số lượng SGK GDPT đã in, phát hành giai đoạn 2012 – 2017 tương đối ổn định với khoảng trên 100 triệu bản/năm và chiếm khoảng 30% tổng sản lượng xuất bản phẩm cả nước. Nếu tính cả sách tham khảo, sách VNEN và tài liệu Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục lên đến 75%.

Việc in SGK GDPT chỉ được đấu thầu rộng rãi sau khi đã trừ sản lượng giao cho các đơn vị in nội bộ của NXB Giáo dục Việt Nam và những tên sách có số lượng in thấp, dẫn đến tính cạnh tranh chưa cao, hạn chế về chất lượng, khó giảm giá thành. Tình trạng in lậu, nối bản SGK ngày càng lan rộng, tinh vi và phức tạp.

Hiện nay, việc phát hành SGK GDPT chủ yếu theo hệ thống nội bộ, khép kín của NXB Giáo dục Việt Nam, nhưng qua nhiều khâu trung gian làm tăng chi phí vận chuyển. Không chỉ thế, mức chi chiết khấu phát hành SGK GDPT khá cao, chưa phù hợp với cơ cấu giá thành, ảnh hưởng lớn đến việc chi trả của học sinh.

Mặc dù giá bán SGK GDPT 2000 khá thấp so với mặt bằng chung của thị trường xuất bản phẩm và giữ nguyên từ năm 2011, nhưng nhiều năm qua, phần lớn SGK chỉ sử dụng một lần gây lãng phí ngân sách Nhà nước, bức xúc dư luận xã hội.

Việc biên soạn, thiết kế SGK chưa hợp lý, đã đưa các dạng/mẫu bài tập vào hầu hết SGK tiểu học và THCS. Bên cạnh đó, chất lượng giấy in, đóng quyển SGK GDPT chưa bảo đảm; việc chỉ đạo, hướng dẫn sử dụng, giữ gìn, bảo quản sách và công tác kiểm tra, đánh giá việc in, phát hành SGK của Bộ GD&ĐT chưa được quan tâm đúng mức” – bà Hoa nói.

Kim Long

Xem thêm:

Kim Long

Published by
Kim Long

Recent Posts

[VIDEO] ‘Phóng viên nhí’ hỏi, Nhà Trắng trả lời

Tthư ký báo chí Nhà Trắng đã nhận một loạt câu hỏi bất ngờ từ…

2 giờ ago

Các phái đoàn từ hơn 100 quốc gia sẽ tham dự cuộc họp an ninh tại Moskva

Cuộc họp Cao ủy Quốc tế lần thứ 13 về các Vấn đề An ninh…

2 giờ ago

Cổ phiếu rượu giảm mạnh sau khi ĐCS Trung Quốc yêu cầu các quan chức tiết chế chi tiêu tiệc tùng

Cổ phiếu Mao Đài Quý Châu giảm 1,4%; Cổ phiếu Lô Châu Lão Kiện giảm…

2 giờ ago

Làm thế nào để trở thành một ‘thế lực’ tích cực trên thế giới

Sự tích cực, vẻ đẹp và sức mạnh của mỗi cá nhân, sẽ tỏa sáng…

2 giờ ago

Israel phản pháo Anh về việc đình chỉ đàm phán thương mại, bác bỏ ‘áp lực bên ngoài’

Bộ Ngoại giao Israel đã đưa ra một tuyên bố gay gắt sau khi Anh…

2 giờ ago

Hàng giá rẻ Trung Quốc tràn lan, EU dự kiến áp phí với các kiện hàng nhỏ

EU có kế hoạch áp phí xử lý đối với hàng tỷ kiện hàng nhỏ…

3 giờ ago