Việt Nam

Đồng Tháp phê duyệt đề án bảo tồn sếu đầu đỏ gần 185 tỷ đồng

Theo đề án chính thức được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt, trong vòng 10 năm (2022 – 2032) sẽ nuôi thả 100 con sếu, tối thiểu 50 con sống sót. Đàn sếu có thể tự sinh sản, tồn tại ngoài tự nhiên và có thể sinh sống quanh năm ở Vườn quốc gia Tràm Chim.

Theo đề án chính thức được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt, trong vòng 10 năm (2022 – 2032) nuôi thả 100 con sếu, tối thiểu 50 con sống sót. Đàn sếu có thể tự sinh sản, tồn tại ngoài tự nhiên và có thể sinh sống quanh năm ở Vườn quốc gia Tràm Chim. (Ảnh minh họa: Marty Oishi/shutterstock)

Ngày 8/11, ông Nguyễn Phi Đa, Chánh văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết tỉnh đã phê duyệt đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032.

Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện đề án là gần 185 tỷ đồng. Trong đó gần 52 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; 56 tỷ đồng dùng để tiếp nhận, nuôi dưỡng, nghiên cứu sinh sản và tái thả đàn sếu; 25 tỷ đồng chi cho công tác cải tạo, phục hồi hệ sinh thái và sinh cảnh sống của sếu; 17 tỷ đồng được dành cho truyền thông…

Mục tiêu của đề án là tái tạo cảnh quan, môi trường phù hợp để sếu đầu đỏ hiện diện thường xuyên, làm tổ và sinh sản trong khu bảo tồn, tiếp nhận 60 cá thể sếu từ Thái Lan chuyển giao, gây đàn thêm khoảng 40 cá thể.

Đề án được chia thành 2 giai đoạn, gia đoạn đầu từ năm 2022 đến năm 2028, Tràm Chim sẽ tiếp nhận 30 con sếu 6 tháng tuổi. 5 năm đầu có thể cho Sếu đầu đỏ sinh sản và sống tốt trong điều kiện bên trong và ngoài Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Đến năm 2028, dự kiến có khoảng 200 ha lúa sẽ chuyển sang mô hình sản xuất sinh thái, định hướng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại vùng lân cận thuộc huyện Tam Nông.

Giai đoạn hai từ năm 2028 đến năm 2032, Đồng Tháp tiếp tục đàm phán với Thái Lan để tiếp nhận thêm 30 cá thể Sếu đầu đỏ từ 6 tháng tuổi, dự kiến nuôi sinh sản được khoảng 40 cá thể sếu từ đàn bố mẹ ban đầu. Đồng thời xây dựng biểu đồ phân bố Sếu sinh sống bên trong và ngoài Vườn Quốc gia Tràm Chim. Cán bộ kỹ thuật của Vườn Quốc gia Tràm Chim có thể tự chăm sóc Sếu đầu đỏ thành công và cho sinh sản, thả về thiên nhiên.

Vườn Quốc gia Tràm Chim có tổng diện tích vùng lõi 7.313 ha, là đại diện cho hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên cuối cùng còn sót lại của đồng Tháp Mười xưa là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và thứ 2.000 của thế giới.

Đây là một trong những vùng chim có tầm quan trọng quốc tế của Việt Nam và là nơi kiếm ăn và sinh sống của 232 loài chim, trong đó có 32 loại quý hiếm, 16 loại nằm trong sách đỏ của IUCN, trong đó có Sếu đầu đỏ.

Năm 2017, Vườn được công nhận là mạng lưới của đường bay Đông Á – Úc châu, là khu có tầm quan trọng trên thế giới về bảo tồn các loài chim nước di cư

Theo thống kê từ năm 2000, lượng Sếu đầu đỏ về Vườn hằng năm giảm mạnh, từ năm 2022 đến nay không còn ghi nhận sự xuất hiện của Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Đài Loan từ chối yêu cầu dời văn phòng đại diện khỏi thủ đô Nam Phi

Chính phủ Nam Phi yêu cầu Đài Loan dời văn phòng đại diện tại Nam…

36 phút ago

Mỹ điều tra vụ thiết bị Huawei có chip TSMC, cuộc chiến chế tài chip leo thang

TSMC thông báo rằng một trong những con chip của họ bị phát hiện sau…

50 phút ago

TQ: Bé trai 14 ngày tuổi bị bán, một “đường dây buôn bán trẻ em” bị phá

Tối 19/10, chỉ sau ít phút hai ô tô gặp nhau tại ngã tư Giang…

1 giờ ago

Tổng thống Ukraine Zelensky nói Đức ‘sợ’ Nga

Berlin không ủng hộ tư cách thành viên NATO của Kiev vì lo sợ phản…

1 giờ ago

Mắm và dân tộc

Giá viết được một cuốn toàn thư về mắm Việt Nam càng hay: đó là…

1 giờ ago