Ngày 14/2, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã họp lấy ý kiến để hoàn chỉnh đề án Công viên địa chất Lý Sơn, đây là cơ sở để tỉnh đề nghị UNESCO công nhận công viên này là Công viên địa chất toàn cầu.
Tham dự cuộc họp gồm có đại diện đơn vị xây dựng dự án – Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đoàn Ánh Dương; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, TP nằm trong vùng quy hoạch của đề án và một số chuyên gia về văn hóa khảo cổ học dưới nước, môi trường, địa chất của Việt Nam.
Theo đề án, Công viên địa chất Lý Sơn bao gồm vùng trung tâm là huyện đảo Lý Sơn và mở rộng với bán kính 40 km xung quanh đảo bao gồm khu vực Lý Sơn – Bình Châu và vùng phụ cận.
Việc xây dựng công viên nhằm bảo tồn cấp thiết hiện trạng các di sản địa chất, văn hóa, môi trường, cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái trong khu vực để phát triển bền vững, thu hút khách du lịch và tạo cho người dân được hưởng lợi từ các hoạt động dịch vụ, phục vụ du khách.
Chi phí dự kiến cho công trình là 925 tỷ đồng (nguồn vốn từ NSNN, vốn doanh nghiệp và kêu gọi xã hội hóa). Công trình được chia làm 2 giai đoạn thực hiện:
Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Đặng Ngọc Dũng yêu cầu Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đoàn Ánh Dương sớm hoàn thiện đề án để trình Ban thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào đầu tháng 3/2017 và trong năm 2017 hoàn tất hồ sơ trình các cơ quan thẩm quyền để công nhận Công viên địa chất Lý Sơn là Công viên địa chất quốc gia và tiến tới trình UNESCO xem xét công nhận Công viên địa chất Lý Sơn là Công viên địa chất toàn cầu.
Công viên địa chất Lý Sơn có diện tích khoảng 127km2 với số dân khoảng 66.740 người. Năm 2016, đoàn chuyên gia, nhà khoa học gồm 5 chuyên gia nước ngoài là thành viên của Hội đồng Di sản thế giới thuộc UNESCO, cùng với 13 chuyên gia trong nước về văn hóa, địa chất đã có cuộc khảo sát 3 ngày đêm tại đảo Lý Sơn và Bình Châu (từ 31/3-3/4). Những giá trị di sản ở đây được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao, hội tụ đầy đủ các tiêu chí của Công viên địa chất toàn cầu. Giáo sư Setsuya Nakada (Nhật Bản), Phó Chủ tịch Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu cho biết để trở thành Công viên địa chất toàn cầu, Công viên địa chất Lý Sơn cần có thêm tiêu chí về lịch sử văn hóa, môi trường, cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng xung quanh để bổ sung hồ sơ trình UNESCO. Sau khi nghe ý kiến của các chuyên gia và các nhà khoa học, tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lý Sơn – Bình Châu và vùng phụ cận của tỉnh nhằm xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn, phát huy, phát triển Công viên địa chất Lý Sơn; lập hồ sơ trình UNESCO công nhận công viên địa chất này là Công viên địa chất toàn cầu… Tại Việt Nam, hiện nay có một Công viên địa chất toàn cầu là Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang, được UNESCO công nhận vào ngày 3/10/2010. Theo báo cáo của cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang, năm 2016, Hà Giang đón hơn 800 ngàn lượt khách. Doanh thu từ du lịch, dịch vụ du lịch ước đạt hơn 800 tỷ đồng. Nếu được công nhận, Công viên địa chất Lý Sơn sẽ là Công viên địa chất toàn cầu thứ hai trong cả nước. |
Thanh Vân
Xem thêm:
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…