Trong đó, dự toán chi thường xuyên cho hoạt động bộ máy các cấp là 4.276,4 tỉ đồng, chiếm 36% tổng chi phí quản lý, tăng 3% so với năm 2016.
Năm 2017, cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam được giao chỉ tiêu dự toán tổng số thu là 320.771 tỷ đồng; trong đó thu bảo hiểm xã hội 191.392 tỷ đồng; thu bảo hiểm y tế 78.938 tỷ đồng; thu bảo hiểm thất nghiệp 12.941 tỷ đồng; tiền sinh lời của hoạt động đầu tư tài chính 37.500 tỷ đồng.
Chỉ tiêu dự toán chi được giao là 239.534 tỷ đồng; trong đó chi chế độ bảo hiểm xã hội 127.940 tỷ đồng; chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp 8.721 tỷ đồng; chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế 91.185 tỷ đồng; chi phí quản lý, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 11.688 tỷ đồng.
Theo đó, dự toán thu-chi của BHXH Việt Nam năm 2017 chênh hơn 80.000 tỷ đồng. Con số này đều cao hơn so với các năm 2016, 2015.
Cụ thể, năm 2016, BHXH Việt Nam có tổng số dự toán thu là 269.294 tỷ đồng; tổng số dự toán chi là 200.047 tỷ đồng, chênh lệch thu-chi gần 70.000 tỷ đồng.
Năm 2015, BHXH Việt Nam có tổng số dự toán thu là 233.665 tỷ đồng; tổng số dự toán chi là 171.587 tỷ đồng, chênh lệch thu-chi hơn 62.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong năm 2017, dự toán chi thường xuyên cho hoạt động bộ máy các cấp lên đến 4.276 tỷ đồng (chiếm 36% tổng chi phí quản lý, tăng 3% so với năm 2016). Nguyên nhân được BHXH đưa ra là do tăng lương định kỳ, chuyển ngạch công chức, viên chức…
Năm 2015, cơ quan này chi quản lý bộ máy hơn 6.500 tỷ đồng (tăng hơn 2.400 tỷ đồng so với năm 2014), chiếm 28,5% số tiền sinh lời từ đầu tư quỹ. Trong đó, hơn 1.600 tỷ đồng báo cáo chi cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử và tuyên truyền. Thế nhưng thủ tục hành chính vẫn rườm rà, nhiều người không biết về quyền lợi BHYT dù đã tham gia nhiều năm liên tục.
Theo báo cáo vừa công bố của Kiểm toán Nhà nước, nhiều vấn đề của BHXH Việt Nam được chỉ ra, như kinh phí chi quản lý bộ máy được Chính phủ giao năm 2015 là 6.679 tỷ đồng, nhưng tổng số kinh phí sử dụng lên tới 7.021 tỷ đồng (trong đó, BHXH mới đề nghị quyết toán 5.573 tỷ đồng, còn lại 1.448 tỷ vẫn chưa quyết toán, chuyển năm sau); phân bổ dự toán chi quản lý bộ máy không đúng nguồn lên tới 162 tỷ đồng; cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế, nộp thiếu thuế thu nhập cá nhân dẫn tới thiếu hụt ngân sách nhà nước 54 tỷ đồng…
Ngoài ra, theo dự báo của Kiểm toán Nhà nước, với tốc độ chi như hiện tại, nhiều quỹ bảo hiểm sẽ bị âm trong tương lai gần. Nửa đầu năm 2016, số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế đã vượt quỹ khám chữa bệnh 3.404 tỷ đồng. Dự báo từ năm 2017, Quỹ Bảo hiểm Y tế bắt đầu bội chi hàng năm và phải dùng quỹ dự phòng để bù đắp. Năm 2017, Quỹ dự phòng phải bù 14.464 tỷ đồng, năm 2018 phải bù 16.736 tỷ đồng, năm 2019 phải bù 18.354 tỷ đồng. Cuối năm 2019, quỹ dự phòng sẽ hết và âm 144 tỷ đồng.
Về quỹ Bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu không có biến động lớn, đến năm 2020, chênh lệch hụt chi quỹ Bảo hiểm tự nguyện là 668 tỷ đồng.
Dự báo đến năm 2025, chênh lệch thu-chi khiến Quỹ ốm đau-thai sản bắt đầu âm 1.421 tỷ đồng. Quỹ hưu trí – tử tuất dự báo đến năm 2031 chênh lệch thu chi bắt đầu âm 35.962 tỷ đồng. Quỹ Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp dự báo chưa mất cân đối vì có kết dư ngày càng tăng, dự báo dư quỹ hết năm 2025 là 61.232 tỷ đồng.
Vĩnh Long
Xem thêm:
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…