Tính từ đầu năm 2022, TP.HCM đã ghi nhận gần 10.000 ca sốt xuất huyết, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2021 với số ca nặng tăng 7 lần. Một số tỉnh lân cận cũng đang đối diện tình hình dịch sốt xuất huyết lan rộng, như Đồng Nai, Bình Dương.
Thông tin trên được đưa ra tại Lễ Phát động hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết” lần thứ 12 năm 2022, diễn ra vào ngày 30/5.
Sở Y tế TP.HCM cho biết số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng rất nhanh, dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp. Số ca bệnh bắt đầu gia tăng từ đầu tháng 4 (tuần thứ 14 của năm 2022) và tăng vọt kể từ đầu tháng 5 (tuần 17) đến nay.
Trong số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có nhiều trường hợp bệnh diễn tiến nặng, toàn thành phố đã ghi nhận 7 ca tử vong. Những địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất của TP gồm quận Tân Bình, quận Bình Chánh, quận 12, quận Tân Phú, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi.
Sở Y tế TP dự báo tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ tiếp tục diễn ra phức tạp trong thời gian tới do TP.HCM và các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ đang “bước sâu” vào mùa mưa. Nếu không có giải pháp hiệu quả trong việc diệt lăng quăng, muỗi truyền bệnh, số ca mắc sốt xuất huyết trong cộng đồng sẽ tiếp tục gia tăng.
Tại buổi lễ, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học được đề nghị thực hiện tổng vệ sinh môi trường, không để tồn tại vật chứa có nguy cơ đọng nước tại nơi làm việc. Giới chức cấp xã đến huyện được yêu cầu đưa ra giải pháp phù hợp, tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
Hai ngày trước, ngày 28/5, Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho hay tính từ đầu năm 2022, tỉnh này đã ghi nhận 2.167 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 5 ca tử vong. Các ca bệnh xuất hiện nhiều nhất ở các TP Thủ Dầu Một, TP Thuận An, TP Dĩ An, thị xã Tân Uyên và thị xã Bến Cát.
Tại Vĩnh Long, kể từ đầu năm, tỉnh này đã ghi nhận hơn 140 ca sốt xuất huyết, trong đó có nhiều trường hợp nặng phải nhập viện điều trị. Từ đầu tháng 5 đến nay, trung bình mỗi tuần ghi nhận khoảng 15 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp đôi so với các tuần của tháng trước.
Đáng lưu ý tại Đồng Nai, ngày 30/5, Sở Y tế tỉnh này cho biết đã ghi nhận hơn 3.500 ca bệnh sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), diệt lăng quăng là biện pháp cơ bản, hiệu quả nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết. Mỗi cá nhân nên dành 15 phút mỗi tuần để diệt lăng quăng tại nơi ở, sinh hoạt, làm việc. Ngoài các lu, thùng chứa nước, bể nước… cần được đậy kín để muỗi không vào đẻ trứng, những nơi đọng nước (bánh xe cũ, vỏ chai, túi nilong, thùng rác không có nắp đậy…) cũng cần được dọn sạch để tránh muỗi sinh sôi. Mọi người nên sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt.
Vẫn theo HCDC, một số trường hợp mắc sốt xuất huyết có thể theo dõi tại nhà, nhưng cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Những lưu ý khi theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà như sau:
Nếu người bệnh sốt cao liên tục từ 2-3 ngày hoặc xuất hiện các triệu chứng sau thì cần nhập viện theo dõi và điều trị để tránh các biến chứng nặng:
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…