Categories: Thời sựViệt Nam

Giám sát việc nhận chìm bùn, cát xuống biển Vũng Tàu

Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam đề xuất nhận chìm bùn nạo vét của công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải Vũng Tàu xuống Khu đổ tại vị trí ngoài khơi Vũng Tàu, cách mũi Nghinh Phong 10 km.

Khu vực Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam đề xuất nhận chìm bùn, cát xuống biển Vũng Tàu cách mũi Nghinh Phong 10km. (Ảnh: Hồng Lâm)

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có văn bản gửi Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam liên quan đến việc góp ý kiến về “Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhận chìm bùn nạo vét của công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải Vũng Tàu” do Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam thực hiện.

Theo hồ sơ, khu vực mà Tổng công ty đề xuất nhận chìm thuộc Khu đổ tại vị trí ngoài khơi Vũng Tàu (khu A). Khu vực này đã được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đánh giá và quy hoạch tại quyết định số 44 về việc Phê duyệt quy hoạch các vị trí đổ bùn nạo vét trên khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo quyết định số 44, tính từ năm 2011 đến năm 2020, tổng khối lượng nạo vét các dự án trên khu vực tỉnh dự kiến là 71.305.327 m3, trong đó vật liệu là bùn đất khoảng 69.167.327 m3 (chiếm 97%) và vật liệu là cát khoảng 2.138.000 m3 (chiếm 3%) tổng khối lượng nạo vét.

Tổng khối lượng bùn đất nạo vét duy tu hàng năm ước tính 2.152.667 m3/năm sau khi các dự án luồng được nạo vét và đi vào hoạt động.

Hai khu vực được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quy hoạch để đổ bùn, cát gồm:

Khu cù lao Mỏ Nhát (khu B), đây là khu vực cù lao nằm giữa sông Mỏ Nhát và rạch Ngã Tư có diện tích khoảng 163 ha có sức chứa chứa khoảng 3.260.000 m3 – chứa các bùn hữu cơ có lẫn rễ cây do vậy không cho phép đổ ra biển. Về lâu dài, khi đất nạo vét có thời gian cố kết có thể sử dụng bãi đổ vào các mục đích khác.

Khu đổ tại vị trí ngoài khơi Vũng Tàu (khu A), đây là vị trí đã được quy hoạch làm vị trí đổ bùn của dự án cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải (ODA), cách mũi Vũng Tàu (mũi Nghinh Phong) 10 km.

Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và giảm thiểu tác động xấu tới môi trường biển, khu A sẽ được điều chỉnh từ 100 km2 lên thành 225 km2. Tuy nhiên, một phần khu A đã được Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) xin quy hoạch đầu tư xây dựng 1 bến nhập dầu SPM. Vì vậy, khu A sẽ được dịch chuyển theo hướng Đông một khoảng 4,9 km. Vị trí khu A được điều chỉnh có tọa độ:

Điểm Tọa độ (Hệ VN 2000)
EAST (M) NORTH (M)
A 431 070,000 1 136 735,000
B 446 070,000 1 136 735,000
C 446 070,000 1 121 735,000
D 431 070,000 1 121 735,000

Tại văn bản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gửi Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, khu A có sức chịu tải 69 triệu m3 lượng bùn thải. Trong thời gian qua, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đồng ý cho phép cá nhân, tổ chức đổ bùn thải nạo vét tại khu vực này với tổng khối lượng khoảng 21 triệu m3.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã yêu cầu Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam:

  • Phải lập kế hoạch quan trắc môi trường chi tiết, trong đó nêu rõ vị trí, tần suất, thời gian quan trắc; chỉ tiêu môi trường quan trắc và các phương án phòng ngừa, khắc phục khi có tác động tiêu cực đến môi trường;
  • Yêu cầu không thực hiện đổ bùn nạo vét tại khu A từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng nước biển ven bờ và hoạt động du lịch của tỉnh;
  • Thời gian vận chuyển, chở bùn đất nạo vét của các phương tiện từ 7h đến 17h hàng ngày;
  • Các tàu phải có thiết bị định vị GPS, máy chụp hình kỹ thuật số, bảng tên;
  • Yêu cầu có thiết bị dẫn bùn cát xuống sâu để tránh hiện tượng bùn cát khuyếch tán đi xa vào các khu vực ven bờ.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng giao Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu phối hợp với Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh và các cơ quan liên quan giám sát các phương tiện vận chuyển bùn nạo vét, đảm bảo đúng vị trí cho phép.

Liên quan đến việc nhận chìm bùn, cát thải, trước đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc nhận chìm 62.000 m3 cát, sỏi, đá phong hóa và bùn trầm tích thu được từ hoạt động duy tu, nạo vét luồng hàng hải Sa Kỳ năm 2017 xuống vùng biển xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi).

Tuy nhiên, sau khi báo chí phản ánh nhiều quan ngại về việc nhận chìm, ngày 3/11, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản hỏa tốc gửi sở, ngành yêu cầu Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc tạm dừng việc nhận chìm theo Giấy phép đã cấp và chỉ được thực hiện việc nhận chìm sau khi có ý kiến chính thức của UBND tỉnh.

Theo giấy phép đã cấp trước đó, khu vực biển nhận chìm có diện tích 4,97 ha thuộc xã Tịnh Khê. Độ sâu lớn nhất tại khu vực là -24,19 m.

Vật chất nhận chìm có 8,8% là bùn và 91,2% là cát, sạn, sỏi, đá phong hóa,… không chứa chất phóng xạ, chất độc, chất thải nguy hại vượt quy chuẩn an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Theo giấy phép, thời gian nhận chìm được thực hiện từ tháng 10/2017 đến hết tháng 3/2018.

Trần Tâm

Xem thêm:

Trần Tâm

Published by
Trần Tâm

Recent Posts

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

24 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

40 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

49 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

54 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

1 giờ ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago