Categories: Thời sựViệt Nam

An Giang: Hàng chục người dân góp tiền để ngăn chặn việc khai thác cát

Lo lắng vì tình trạng khai thác cát quá mức, hàng chục người dân tại xã Tấn Mỹ (huyện Chợ Mới, An Giang) cùng nhau góp tiền thuê người trực, thuê ghe, đò gỗ,… ngăn chặn việc hút cát tại khu vực Cồn Cũ (thuộc sông Tiền, huyện Chợ Mới).

Hàng chục người dân góp tiền để ngăn chặn việc khai thác cát tại Cồn Cũ, huyện Chợ Mới. (Ảnh minh họa: Phạm Tuân/TTVN)

Ngày 23/5, ông N.V.T. thuộc ấp Tấn Thuận (xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) cho biết những ngày qua nhiều người dân tại khu vực ấp Tấn Thuận đã cùng nhau ngăn chặn việc khai thác cát tại khu vực Cồn Cũ thuộc nhánh sông Tiền do Công ty TNHH MTV Dương Khang khai thác.

Theo ông T., vài ngày trước đó, người dân ở Cồn Cũ phát hiện trên nhánh sông Tiền có 3 chiếc xáng cạp lớn đến hút cát. Các xáng cạp này có gầu múc khá lớn nên khai thác rất nhanh.

Lo sợ nguy cơ sạt lở bờ sông, ngày 20/5, hàng chục người dân sinh sống trên Cồn Cũ đã thuê đò gỗ chạy ra sông để ngăn chặn, yêu cầu những người vận hành xáng cạp ngưng khai thác cát. Trước áp lực của dân, những người này phải ngưng việc khai thác.

Sau đó, nhiều người dân tại khu vực này cùng nhau đóng tiền để cắt cử người trực, thuê ghe, đò gỗ,…ngăn chặn việc khai thác cát.

Theo người dân địa phương, khoảng 10 năm trước, đầu Cồn Cũ dài khoảng 300-400m nhưng nay đã ăn sâu vào ruộng và vườn. Trung bình mỗi năm sạt lở ăn sâu vào bờ khoảng 20m và dài khoảng 40m.

Cũng theo người dân thuộc ấp Tấn Thuận, việc góp tiền chống khai thác cát là để bảo vệ mạng sống của người dân, chứ không có ý chống đối lại chính quyền. Việc khai thác cát sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của con cháu sau này vì sẽ không còn chỗ để ở. Do đó, người dân không cho bất kỳ ai khai thác trên dòng sông này.

Ông Trần Hữu Tín – Phó chủ tịch UBND xã Tấn Mỹ cho biết đây là dự án nạo vét khơi thông luồng lạch của rạch Cù Lao Giêng đã được UBND tỉnh An Giang phê duyệt theo quyết định số 1387: “Phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản khu vực dự án nạo vét trên rạch Cù Lao Giêng thuộc xã Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân, thị trấn Mỹ Luông, Mỹ An và xã Hội An”.

Dự án có tổng chiều dài trên 8,8km, qua địa phận 5 xã, thị trấn. Dự án này mới thực hiện được một ngày đã vấp phải phản ứng của người dân. Sau khi sự việc xảy ra, địa phương đã yêu cầu doanh nghiệp dừng việc khai thác thác cát; đồng thời báo cáo cho UBND huyện và sẽ họp người dân để lấy  ý kiến.

Được biết, doanh nghiệp được UBND tỉnh đồng ý cho thực hiện nạo vét và khai thác cát là Công ty TNHH MTV Dương Khang. Giá tính tiền khai thác là 15.000 đồng/m3. Trữ lượng khoáng sản được cấp quyền khai thác là 480.000m3 /năm. Tổng số tiền phải nộp là 307.800.000 đồng.

Trước đó, một vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra vào ngày 22/4 tại khu vực tổ 14, ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) – khu vực bờ sông Hậu (tỉnh An Giang) đã làm 16 căn nhà của người dân đổ sụp xuống sông chỉ trong ít phút và 40 căn nhà khác có nguy cơ sạt lở cao khiến tỉnh An Giang công bố tình trạng thiên tai khẩn cấp ngay trong chiều cùng ngày.

Theo cơ quan chức năng, tại khu vực sạt lở trên có hai hố xoáy. Hố xoáy thứ nhất sâu 22 – 30 m, dài hơn 100 m, rộng trên 90 m, nằm sát đường liên xã, nơi xảy ra sạt lở. Hố xoáy thứ hai nằm song song hố thứ nhất, cách bờ tại vị trí sạt lở khoảng 180 m, dài 380 m, rộng 180 m, sâu 44 m. Đây là hố xoáy trung tâm, ước tính hình thành khoảng 10 năm nay.

An Giang là một trong những tỉnh bị sạt lở nặng nhất ở ĐBSCL. Theo báo cáo của UBND tỉnh An Giang, năm 2010, sạt lở bờ sông nghiêm trọng đã xâm thực dài 150m vào Quốc lộ 91 đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú; năm 2012, sạt lở dài 80m tại phường Bình Đức- TP. Long Xuyên; năm 2014, sạt lở dài 100m tại khóm Long Thạnh, phường Long Châu, TX Tân Châu…

Riêng trong 5 tháng đầu năm 2017, tỉnh An Giang đã ghi nhận 15 điểm sụt lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, ở huyện An Phú, huyện Chợ mới, TX. Tân Châu…, với tổng chiều dài trên 1,2km, ảnh hưởng đến 170 căn nhà, có 18 căn đã sụp hoàn toàn xuống sông cùng nhiều tài sản, công trình hạ tầng khác, phải di dời khẩn cấp 136 căn, đồng thời di dời thêm các hộ dân ở vùng lân cận có nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở.

Theo Sở TN&MT tỉnh An Giang, kết quả quan trắc và cảnh báo sạt lở đất bờ sông cho thấy toàn tỉnh hiện có 51 đoạn nằm trong cảnh báo sạt lở với tổng chiều dài trên 162,5 km, ảnh hưởng đến 20.000 hộ dân, trong đó có hơn 5.380 hộ cần di dời khẩn cấp.

Trần Tâm

Xem thêm:

Trần Tâm

Published by
Trần Tâm

Recent Posts

Luật sư nhân quyền David Matas kiên trì vạch trần nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc

Bộ phim tài liệu “Thợ săn công lý” tập trung vào cuộc điều tra của…

32 phút ago

[VIDEO] Chính phủ kiến nghị năm 2025 chưa tăng lương hưu, lương công chức

Chính phủ kiến nghị chưa tăng lương hưu, công chức, trợ cấp xã hội năm…

33 phút ago

Huyện miền núi Thanh Hóa tiếp tục sạt lở, núi đất sau một trường tiểu học sạt dài 70m

Khoảng 200 người dân hai bản, cùng 185 cháu học sinh, 16 giáo viên của…

43 phút ago

Đài Loan từ chối yêu cầu dời văn phòng đại diện khỏi thủ đô Nam Phi

Chính phủ Nam Phi yêu cầu Đài Loan dời văn phòng đại diện tại Nam…

1 giờ ago

Mỹ điều tra vụ thiết bị Huawei có chip TSMC, cuộc chiến chế tài chip leo thang

TSMC thông báo rằng một trong những con chip của họ bị phát hiện sau…

2 giờ ago