Categories: Việt Nam

Gỡ biển báo tiếng Trung Quốc ở ga đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Ban Quản lý dự án Đường sắt cho biết một số nhà ga thuộc Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông có treo biển song ngữ tiếng Trung Quốc chỉ là biển báo tạm thời. Hiện các biển đã bị gỡ bỏ sau phản ánh của người dân. 

(Ảnh: Facebook)

Một số hình ảnh lan truyền trên mạng thời gian qua ghi lại hình ảnh biển báo của nhà ga tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, trong đó chữ tiếng Trung Quốc lớn hơn và đặt phía trên chữ tiếng Việt.

Những bức ảnh đã khiến dư luận trong nước bức xúc trước hiện trạng công trình của Việt Nam lại có biển tên chữ Trung Quốc chiếm quá nửa diện tích và lại xếp phía trên.

Liên quan đến sự việc, ông Vũ Hồng Phương – Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo Ban đã kiểm tra và xác định đây là biển tạm thời. Những biển này do đơn vị thi công tự ý gắn, giúp người của đơn vị thi công dễ nhận biết trong quá trình làm việc.

Tuy nhiên, Ban đã yêu cầu Tổng thầu EPC gỡ toàn bộ các biển thông tin trên và yêu cầu không tái diễn việc tự ý gắn biển sử dụng song ngữ tại dự án. Ban Quản lý dự án sẽ có văn bản chấn chỉnh Tổng thầu về vấn đề trên.

Theo ông Phương, về quy chuẩn, tất cả các biển báo trên tuyến sẽ sử dụng Tiếng Việt và Tiếng Anh theo quy chuẩn quốc tế hiện nay.

Về tiến độ dự án, người đứng đầu Ban Quản lý dự án Đường sắt cho biết, đến nay, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã đóng điện trên toàn tuyến để phục vụ công tác thi công, kiểm tra, vận hành, chạy thử đơn động, liên động cho từng chuyên ngành thiết bị và toàn dự án trong tháng 8 này.

Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, khởi công từ tháng 10/2009, có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008. Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD.

Gói thầu chính của dự án (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) do Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức Tổng thầu EPC.

Đến năm 2016, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD).

Trong vòng 9 năm từ tháng 1/2016 đến 15/11/2025, ước tính Việt Nam phải trả nợ Trung Quốc khoảng 650 tỷ đồng mỗi năm tiền vay tăng thêm do dự án bị đội giá (tương đương khoảng 1,8 tỷ đồng/ngày). Nếu cộng cả khoản vay ODA 419 triệu trước đó (trả lãi 600 triệu đồng/ ngày) thì mỗi ngày Việt Nam đang phải trả cả gốc lẫn lãi là 2,4 tỷ đồng cho Trung Quốc.

Theo dự kiến, dự án sẽ đưa vào khai thác năm 2016, nhưng phải điều chỉnh lùi tiến độ đến 2 năm, cuối 2018 mới có thể đưa vào khai thác.

Tuấn Minh

Xem thêm:

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

2 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago