Vị ĐBQH tỉnh Bến Tre cho rằng ngành y học phí ngành y rất cao, trên dưới 200 triệu đồng/năm, nhưng khi ra trường đi làm chỉ nhận được mức lương trên dưới 5 triệu đồng/tháng, là “rất khó sống”.
Thảo luận tại hội trường Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, ĐBQH Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến Tre) cho rằng hệ thống y tế cơ sở hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu. Đợt dịch COVID-19 vừa qua đã phơi bày những tồn tại, hạn chế của y tế cơ sở khi nhiều nơi bị quá tải.
Theo bà Nhi, nguyên nhân là bởi thiếu nguồn nhân lực và trang thiết bị y tế. Nhiều bác sĩ ở hệ thống y tế cơ sở dịch chuyển sang hệ thống tư nhân và các đô thị lớn; việc tinh giản biên chế hiện vẫn áp dụng với ngành y.
Trong khi đó, sinh viên mới ra trường rất ít chịu về công tác tại y tế cơ sở, điều kiện để lực lượng tại chỗ đi học để nâng cao trình độ cũng rất khó khăn.
“Nếu không có chính sách điều chỉnh phù hợp, 10-15 năm nữa, trạm y tế cơ sở sẽ không còn bác sĩ”, bà Nhi nói và cho hay tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ với cán bộ y tế hiện chưa tương xứng với thời gian, công sức lao động mà các y, bác sĩ bỏ ra.
“Sinh viên trường y phải học 6 năm, đầu vào điểm rất cao, học phí cũng rất cao, trên dưới 200 triệu đồng/năm, nhưng khi ra trường đi làm chỉ nhận được mức lương trên dưới 5 triệu đồng/tháng, rất khó sống”, bà nói.
Cũng theo bà Nhi, ở các trạm y tế cơ sở, mỗi đêm trực chỉ có một nhân viên, nhưng các trường hợp cấp cứu ban đêm vì tai nạn giao thông, đánh nhau… rất phức tạp.
“Các nhân viên y tế, nhất là nữ giới, không dám trực một mình. Đi trực phải có mẹ, chị, em, hoặc là chồng con phải đi theo hoặc là nhờ đồng nghiệp cùng trực rồi chia tiền trực. Trong khi đó, tiền trực mỗi đêm chỉ 25.000 đồng, tiền ăn chỉ 15.000 đồng”, bà Nhi phản ánh và cho rằng mỗi đêm trực với mức chi trả như vậy là rất khiêm tốn so với công sức đội ngũ này bỏ ra.
“Thấp như thế, không xứng đáng với công sức họ bỏ ra, khó giữ chân y, bác sĩ ở hệ thống y, bác sĩ cơ sở”, bà Nhi nói.
Theo thông báo của các trường đại học khối ngành Y Dược, mức học phí đưa ra cho năm học 2023-2024 dao động từ 17 triệu đồng đến 209 triệu đồng/năm học. Cụ thể:
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương dự kiến học phí năm học 2023-2024 là 27,6 triệu đồng/năm với ngành Y khoa, còn lại các ngành khác 20,9 triệu đồng/năm.
Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng dự kiến thu từ 20,9 – 27,6 triệu đồng/năm.
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) dự kiến thu học phí dao động 31,6 – 209 triệu đồng/năm.
Đại học Y khoa Vinh dự kiến mức học phí 23 triệu đồng/năm với ngành Y khoa và Dược học. Còn ngành Y học dự phòng thu 20 triệu đồng/năm học và thấp nhất là ngành Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học 17,5 triệu đồng.
Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố mức học phí dự kiến năm 2023 – 2024 tăng mạnh từ 14,3 lên 55 triệu đồng/năm học. Năm học tới, ngành Y khoa – hệ đại trà có mức học phí cao nhất 55 triệu đồng/năm học (tăng 40,7 triệu đồng so với năm 2022).
Ngành Dược học học phí 51 triệu đồng/năm (tăng 36,7 triệu so với năm ngoái). Các ngành còn lại thu 27,6 triệu đồng, tăng 13,3 triệu.
Đại học Y Dược Cần Thơ dự kiến thu học phí là 37,6 triệu đồng/năm học (tăng 13 triệu so với năm ngoái). Trường chưa công bố học phí chi tiết với từng ngành học.
Đại học Dược Hà Nội dự kiến mức học phí mới với hệ đại trà 24,5 triệu đồng/năm.
Đại học Y Dược TP.HCM cũng tăng học phí cho năm học tới. Cụ thể, ngành Y tế công cộng tăng học phí mạnh nhất với 45 triệu đồng/năm học (tăng 8 triệu đồng so với năm ngoái).
Các ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Dinh dưỡng thu học phí 41,8 triệu đồng/năm học, (tăng 4,8 triệu đồng).
Ngành có mức tăng thấp hơn là Y học dự phòng, Y học cổ truyền với học phí 45 triệu đồng/năm học (tăng 3,2 triệu đồng).
Ba ngành giữ nguyên học phí là Răng – Hàm – Mặt, Y khoa, Dược học, thu lần lượt 77, 74,8 và 55 triệu đồng/năm.
Khoa Y dược (Đại học Đà Nẵng) dự kiến tăng lên từ 20,9 đến 27,6 triệu đồng/năm.
Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng cũng dự kiến tăng học phí từ 18,5 đến 24,5 triệu đồng/năm lên 20,9 đến 27,6 triệu đồng/năm trong năm học 2023-2024.
Khoa Y (Đại học Quốc gia TP.HCM) học phí các ngành y khoa, dược, răng hàm mặt và y học cổ truyền dự kiến 55 triệu đồng, tăng 6 triệu đồng so với năm học trước. Riêng ngành điều dưỡng có mức tăng ít hơn, từ 37 lên 40 triệu đồng/năm. Mức thu này thấp hơn mức trần quy định từ vài trăm nghìn đồng đến 1,8 triệu đồng/năm.
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…