Categories: Thời sựViệt Nam

Hội Minh Thề – Hội thề không tham nhũng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Minh Thề với lời thề chí công vô tư – nguyện không tham nhũng của TP. Hải Phòng vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Các bô lão trong làng tuyên thệ. (Ảnh: Trọng Đức/nld.com.vn)

Ngày 8/5, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đã ký ban hành quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, 12 di sản được bổ sung vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia lần này thuộc 4 loại hình gồm: Lễ hội truyền thống, Nghề thủ công truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghệ thuật trình diễn dân gian.

Trong đó, Hội Minh Thề (thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng) nằm trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể được bổ sung lần này.

Được diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng hàng năm tại thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng, nhiều năm qua lễ hội thu hút được đông đảo người dân và trở thành một trong những lễ hội độc đáo của văn hóa Việt Nam với lời thề của chức sắc trong làng:

“Ai dùng của công xây dựng việc công xin Thần linh ủng hộ, ngược lại người lấy của công về làm của tư, xin Thần linh đả tử… làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin Thần linh tru diệt”.

Theo sử sách ghi lại, lễ hội Minh Thề có từ năm 1561 khi Thái Hoàng Thái hậu họ Vũ (vợ Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung) đến lập ấp Lan Niểu (nay là thôn Hòa Liễu) vận động dân làng mở rộng diện tích chùa, làm mới tượng Phật. Bà đã xuất tiền mua được 25 mẫu, 8 sào, 2 thước ruộng. Sau đó, những người dân trong làng thấy việc cung tiến ở chùa mang lại phúc đức nên cung tiến cả ruộng vườn vào chùa.

Trong thời gian xây dựng, ngoài diện tích chùa, một phần diện tích ruộng vườn được chia cho những người trông chùa canh tác, diện tích còn lại được cho cấy khoán. Lương thực dư thừa được người có chức sắc trong làng giữ.

Để không xảy ra tình trạng tham nhũng của công, Thái Hoàng Thái hậu cùng với dân làng đã lập ra Hịch văn Hội Minh Thề dành cho những đối tượng cụ thể là những người đứng đầu trong làng là: Lý trưởng, Phó lý, Chánh hội, Phó hội, Trương tuần. Người từ 18 tuổi trở lên trong làng cũng tham gia cùng uống rượu tuyên thề.

Sau nhiều năm gián đoạn, năm 2003, lễ hội Hịch văn Hội Minh Thề được khôi phục. Tuy nhiên, lễ hội mới chỉ gói gọn trong cấp làng, xã nên chỉ có các vị cao niên trong làng, trưởng thôn uống rượu thề, các vị lãnh đạo cao hơn có về dự nhưng chưa tham gia tuyên thề.

Người dân tham dự lễ hội luôn mong muốn sẽ có sự tham dự của các vị lãnh đạo cấp cao hơn để cùng uống với người dân nơi đây chén rượu thiêng vang lời thề “chí công vô tư – nguyện không tham nhũng”.

>> Nhân hội Minh thề, mạn đàm lời thề của giới quan chức

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Di sản văn hóa phi vật thể gồm 7 loại hình: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian.

12 di sản văn hóa phi vật thể mới được bổ sung vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia lần này thuộc 04 loại hình gồm: Lễ hội truyền thống, Nghề thủ công truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghệ thuật trình diễn dân gian.

Danh sách 12 di sản văn hóa phi vật thể vừa được bổ sung:

1. Lễ hội Xa Mã – Rước kiệu Đình Hoàng Châu, xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng

2. Hội Minh Thề thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng

3. Nghề sơn mài Cát Đằng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

4. Lễ hội Điện Trường Bà, thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

5. Lễ hội Tiên Công, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

6. Lễ hội Lồng tồng của người Tày, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

7. Nghi lễ Cấp sắc của người Nùng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

8. Nghệ thuật Khèn của người Mông, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

9. Hò khoan Lệ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

10. Nghệ thuật Rô-bam của người Khmer, tỉnh Trà Vinh

11. Lễ hội Trò Ngô làng Giàng, xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

12. Múa sư tử của người Tày, Nùng, tỉnh Lạng Sơn.

Diệp Thu

Xem thêm:

Diệp Thu

Published by
Diệp Thu

Recent Posts

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

2 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

5 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

12 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

30 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

49 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

2 giờ ago