Chiều 3/12, Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản (JEBO) cho biết sẵn sàng đầu tư 100% chi phí xử lý toàn bộ sông Tô Lịch, hồ Tây bằng cách xử lý nước thải tại chỗ từ các cống trước khi xả thải ra sông và sử dụng Công nghệ Nano-Bioreactor. Sau khi thành công sẽ cho Hà Nội thuê rồi chuyển giao cho Hà Nội quản lý, vận hành.
Chiều 3/12, Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản (JEBO) cho biết đã tìm ra giải pháp xử lý ô nhiễm cho cả dòng sông Tô Lịch. Đơn vị sẵn sàng đầu tư 100% chi phí xây dựng hệ thống xử lý ban đầu cho toàn bộ sông Tô Lịch, hồ Tây.
Trong Thông cáo báo chí, JEBO đã đưa ra giải pháp xử lý nước thải tại chỗ từ các cống trước khi xả thải ra sông để xử lý cả sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản.
Cụ thể, đơn vị sẽ chia hệ thống Nano – Bioreactor ra làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là hệ thống Nano – Bioreactor xử lý nước thải tại chỗ trong ngày (24h), rồi mới xả vào sông nước đã đạt Quy chuẩn Việt Nam, là nguồn cấp nước bổ cập tại chỗ cho sông Tô Lịch.
Nhóm thứ hai là hệ thống Nano-Bioreactor xử lý mùi, chất ô nhiễm và phân hủy bùn hữu cơ ở trong lòng sông, tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch.
JEBO cũng cho biết đây là hệ thống vận hành hoàn toàn tự động, có điều khiển đáp ứng cả khi có mưa bão lớn.
Theo JEBO, công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản có thể giúp giải quyết đồng thời được các vấn đề hiện tại của Việt Nam trong xử lý nước thải (XLNT) sông Tô Lịch và các “dòng sông chết, ao hồ ô nhiễm” khác, như chi phí đầu tư ban đầu thấp; xử lý triệt để tận gốc mùi hôi thối; xử lý tận gốc tại chỗ tạo ra nước đạt quy chuẩn, dùng làm nguồn cấp bổ cập tại chỗ cho các “dòng sông chết, ao hồ ô nhiễm”.
Ngoài ra, công nghệ này còn giúp bảo tồn hệ sinh thái, cá, thủy sinh phát triển tốt; hệ thống xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm thứ cấp; không cần tốn chi phí xây dựng hàng chục, hàng trăm km cống bao thu gom, chi phí giải phóng mặt bằng; góp phần làm giảm ô nhiễm không khí hiện đang ở mức cao, do cũng có một phần ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm từ sông Tô Lịch bay lên.
JEBO gợi ý về lâu dài, khi Việt Nam có điều kiện về kinh tế vẫn nên hoàn thiện hệ thống thoát nước đô thị, xây dựng các hệ thống cống bao, thu gom tách nước thải từ nguồn đưa về các nhà máy xử lý nước thải tập trung. Đồng thời Việt Nam cần ra quy định bắt buộc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải từ các hộ gia đình để xử lý từ nguồn như tại Nhật Bản.
Trước đó, ngày 1/12, JEBO phản bác phát ngôn của Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho rằng “dự án thí điểm sử dụng công nghệ Nano – Bioreactor Nhật Bản để xử lý nguồn ô nhiễm ở sông Tô Lịch đã thất bại” là vô căn cứ.
Tuấn Minh
Xem thêm:
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…