Categories: Thời sựViệt Nam

Không thêm ca nhiễm COVID-19; một ca dương tính sau xuất viện, một BN nguy kịch

Sáng ngày 14/4, Bộ Y tế cho biết không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 kể từ lần cập nhật gần nhất lúc 18h ngày 13/4. Song, 24h qua, diễn biến dịch phức tạp với ca thứ phát có nguy cơ lây lan trong cộng đồng, ca đã xuất viện dương tính trở lại và một bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. 

Thôn Hạ Lôi trong thời gian phong tỏa, được phun khuẩn định kỳ theo ngày. (Ảnh: Duy Chang)

Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có 265 ca bệnh. Trong đó, 160 ca là người từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam (chiếm 60,4%) và 105 ca lây nhiễm trong cộng đồng (39,6%).

* Trong 146 ca đã xuất viện, xuất hiện một ca dương tính trở lại sau 14 ngày cách ly, theo dõi sau bình phục. Đây là bệnh nhân số 22, quốc tịch Anh, từng đi trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Việt Nam ngày 2/3 cùng bệnh nhân 17. Bệnh nhân điều trị bệnh tại Đà Nẵng từ ngày 8-27/3 và được công bố khỏi bệnh, ra viện sau 3 lần xét nghiệm âm tính virus Vũ Hán.

Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được cách ly theo dõi 14 ngày tại Đà Nẵng. Kết thúc cách ly, ngày 10/4, bệnh nhân từ Đà Nẵng vào TP.HCM trên chuyến bay VN125, ngồi ghế 23C.

Sau khi tới TP.HCM, hành khách thuê trọ tại khách sạn trên đường Hồng Hà (quận Tân Bình), được lấy mẫu xét nghiệm trong khi chờ đi tiếp sang Anh.

Chiều tối ngày 12/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM xác định mẫu xét nghiệm của hành khách người Anh dương tính với virus Vũ Hán. Tuy nhiên, sau 1 ngày lưu trú ở khách sạn, hành khách người Anh đã xuất cảnh về nước.

Hiện nhân viên khách sạn, nhân viên Vietnam Airlines đã được thông báo, đưa đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Sau ca tái nhiễm trên, ngoài việc cách ly tại nhà 14 ngày sau khi xuất viện hoặc cách ly tập trung, TP.HCM sẽ xét nghiệm ngày thứ 5 và ngày thứ 14.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết chưa xác định được nguyên nhân việc người bệnh sau 3 lần âm tính lại dương tính trở lại.

Theo đó, biểu đồ thống kê về số ca bệnh/số ca điều trị bình phục có giá trị tham khảo cho tình hình dịch bệnh tính tới thời điểm hiện tại, nhiều diễn biến không phản ánh qua con số.

Số ca nhiễm mới do Bộ Y tế ghi nhận, công bố theo ngày (nhấp vào hình để phóng lớn). (Số liệu: Bộ Y tế, biểu đồ: Nguyễn Quân)
Cập nhật tình hình dịch bệnh qua phản ánh số liệu và biểu đồ phân bố (nhấp vào hình để phóng lớn). (Nguồn: Bộ Y tế)

* Thêm một ca lây nhiễm được xác định liên quan tới khu vực thôn Hạ Lôi (Mê Linh – Hà Nội) – bệnh nhân 262. Ngoài ngụ tại thôn Hạ Lôi, bệnh nhân là công nhân tại công ty Samsung Bắc Ninh, tiếp xúc với người bệnh từ ngày 27/3, ngày 31/3 có triệu chứng, nhưng vẫn đi làm tới ngày 6-7/4 mới nghỉ việc, cách ly tại nhà.

Đây là ca lây nhiễm đầu tiên liên quan tới khu vực doanh nghiệp. Hiện Samsung Bắc Ninh đã phong tỏa một phân xưởng, cơ quan chức năng bước đầu xác định 106 người tiếp xúc F1 (44 người đã đưa đi cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm); tiếp tục rà soát người tiếp xúc F1, F2 với ca bệnh.

* Trong 119 ca bệnh đang được điều trị tại 14 bệnh viện, có 3 ca bệnh diễn biến nặng, trong đó bệnh nhân 161 đã mở khí quản theo tư vấn của Hội chẩn Quốc gia; bệnh nhân 19 vẫn trong tình trạng nguy kịch nhưng tiến triển tốt hơn.

Đáng lưu ý, bệnh nhân 91 là phi công người Anh vẫn trong tình trạng nguy kịch, có kết quả xét nghiệm “dương tính nhẹ” trở lại sau 1 ngày cho kết quả âm tính. Phim XQ mới nhất biểu hiện tổn thương phổi gan hoá nặng hơn, rối loạn đông máu đã điều chỉnh tạm ổn.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, bệnh nhân 91 bị đông máu, khó khăn cho việc lọc máu điều trị. Bộ Y tế đã đặt mua thuốc điều trị đông máu từ nước ngoài về, là thuốc hiếm hiện trong nước chưa có để điều trị cho bệnh nhân này.

* Ngày 13/4, Hà Nội đề nghị Bộ Y tế công bố sớm ca bệnh do Hà Nội đã xét nghiệm khẳng định, như trường hợp các bệnh nhân 259, 260 (thôn Hạ Lôi) đã được Hà Nội báo từ chiều 11/4, “Bộ nên công bố sáng 12/4 chứ không để đến chiều mới công bố“. Ông Nguyễn Đức Chung nhận định việc sáng ra báo chí đưa tin không ghi nhận ca bệnh mới dễ làm người dân chủ quan và ảnh hưởng đến giải pháp ngăn chặn.

 * Trong cùng ngày, nhiều tỉnh đề xuất kéo dài thời gian cách ly xã hội.

Trong 32 địa phương trả lời về việc điều chỉnh thời gian cách ly, có 2 địa phương đề nghị kéo giãn đến hết tháng 5. 8 địa phương, trong đó có TP.HCM đề nghị kéo giãn đến hết tháng 4

2 địa phương đề nghị kéo giãn thời gian giãn cách xã hội thêm 1 tuần, sau ngày 15/4. Các địa phương còn lại đề nghị giãn cách xã hội theo thời hạn cũ, đến hết ngày 15/4.

Nguyễn Quân

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

4 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

4 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

7 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

7 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

8 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

11 giờ ago