Dinh tỉnh trưởng là tòa dinh thự hơn 100 năm tuổi do người Pháp xây dựng với kiến trúc đặc trưng. Ngọn đồi Dinh là ngọn đồi ở trung tâm TP, là mảng xanh quan trọng để giữ lại không gian văn hòa hài hòa của TP. (Ảnh: baolamdong.vn)
Sau gần 4 năm buộc phải gác lại bản quy hoạch biến khu Hòa Bình thành khu cao tầng thương mại, UBND tỉnh Lâm Đồng đã lập danh sách di sản mới, đưa Dinh Tỉnh trưởng ra khỏi nhóm bảo tồn nghiêm ngặt. Đây được cho là động thái “dọn đường” pháp lý để cải tạo Dinh Tỉnh trưởng theo đồ án quy hoạch khu vực trung tâm Hòa Bình.
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp đã ký quyết định số 53/2023/QĐ-UBND ngày 6/9/2023 ban hành Quy định quản lý, sử dụng quỹ biệt thự thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP. Đà Lạt.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 22/9 và thay thế Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 8/12/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Theo quy định mới, TP. Đà Lạt có tổng cộng 166 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, phân loại vào 3 nhóm:
Nhóm 1: Biệt thự có giá trị điển hình về nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan và có giá trị lịch sử, văn hóa – 3 nhà biệt thự;
Nhóm 2: Biệt thự không thuộc biệt thự nhóm 1 nhưng có giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan, lịch sử, văn hóa – 69 nhà biệt thự;
Nhóm 3: Biệt thự không thuộc biệt thự nhóm 1 và biệt thự nhóm 2 – 94 nhà biệt thự.
So với quy định ban hành năm 2017, số biệt thự nhóm 1 đã giảm từ 5 biệt thự xuống còn 3 biệt thự, gồm Dinh I, Dinh III (đều là Dinh Bảo Đại cũ) và Dinh II (Dinh Toàn quyền Đông Dương cũ).
Hai biệt thự: Dinh Tỉnh trưởng Đà Lạt cũ và Dinh Nguyễn Hữu Hào cũ không còn nằm trong nhóm 1 mà rơi xuống nhóm 2, tức cũng “có giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan, lịch sử, văn hóa” nhưng không có “giá trị điển hình…”.
Theo quyết định mới nêu trên, “đối với nhà biệt thự nhóm 1, khi cải tạo phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao; đối với nhà biệt thự nhóm 2, khi cải tạo phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài… Đối với nhà biệt thự thuộc khu vực đã có quy hoạch chi tiết thì thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt…”.
Như vậy, kể từ ngày 22/9, việc cải tạo Dinh Tỉnh trưởng và Dinh Nguyễn Hữu Hào không được áp dụng các quy định về bảo tồn nghiêm ngặt, đảm bảo tính nguyên vẹn từ hình dáng bên ngoài cho đến cấu trúc bên trong. Với hai biệt thự này, khi cải tạo chỉ cần giữ nguyên kiến trúc bên ngoài, không nhất thiết phải tuân thủ về cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao.
Nếu làm theo quy hoạch của thành phố, Đà Lạt sẽ vỡ từ bên trong
Ngay sau khi Quyết định 53 được ban hành, trên trang Facebook cá nhân, PGS.TS.KTS Nguyên Hạnh Nguyên bày tỏ:
“Chưa có một đô thị nào ở Việt Nam được thiết kế xây dựng bài bản ngay từ đầu như Đà Lạt. Dinh Tỉnh trưởng được xây dựng năm 1910 cùng thời với những ngày đầu xây dựng thành phố nên nó là dấu ấn, nó ghi dấu bản sắc của đô thị.
Về mặt bảo tồn di tích thì phải phân tích công trình di sản trong mối quan hệ với cảnh quan để tạo thành một thể thống nhất không thể tách rời. Đây là công trình di tích lịch sử, không phải di sản kiến trúc nghệ thuật. Nó mang giá trị “hồn nơi chốn” chứ không phải giá trị nghệ thuật”.
“Lẽ ra với mục tiêu đưa Đà Lạt trở thành đô thị di sản và nhìn thấy giá trị lịch sử giá trị của nơi chốn của đồi Dinh và khách sạn và dinh tỉnh trưởng thì Đà Lạt cũng như Lâm Đồng cần phải đề nghị để công trình này trở thành di tích cấp quốc gia thay vì cấp tỉnh. Và lẽ ra Đà Lạt cần tổ chức cuộc thi quốc tế với đề bài “Bảo tồn và phát huy giá trị của rạp hát Hòa Bình và của đồi Dinh trong tổng thể mới của Đà Lạt”. Nhưng họ lại tìm cách để loại dinh ra khỏi danh sách này.”
Theo báo Tuổi Trẻ, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã có văn bản đề nghị tỉnh Lâm Đồng cần có ứng xử phù hợp và tuân thủ chặt chẽ vận hành quy trình pháp lý, “đừng để không gian thành phố bàng hoàng vì sự đổi thay khắc nghiệt”.
Cho rằng các nội dung mà tỉnh Lâm Đồng cung cấp không đủ để hội có thể tham gia ý kiến mới, Hội Kiến trúc sư Việt Nam công bố tiếp tục bảo lưu quan điểm đã gửi đến UBND tỉnh Lâm Đồng năm 2020 khi tỉnh đưa ra các phương án quy hoạch không gian Đồi Dinh.
Theo Hội Kiến trúc sư Việt Nam, các phương án được đưa ra thời điểm đó đều cùng hướng đến việc xây dựng khách sạn trong khu đất vàng khoảng 5ha ở điểm cao nhất trung tâm Đà Lạt.
“Vì mục đích trân trọng, bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên để xây dựng thành phố di sản Đà Lạt, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đề nghị UBND tỉnh và Sở Xây dựng Lâm Đồng nghiên cứu, tiếp thu ý kiến phản biện của các chuyên gia, kiến trúc sư trong cả nước và không nên xây dựng công trình khách sạn trên đồi dinh Tỉnh trưởng ở TP Đà Lạt” – văn bản mới của Hội Kiến trúc sư Việt Nam nêu.
Vĩnh Long
Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục bị khởi tố, bắt tạm giam vì…
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Năm (3/4) đã yêu cầu Tổng thống Donald…
Nhu cầu cát san lấp tại TP. Cần Thơ được xác định lên tới khoảng…
Các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine đã sẵn sàng đạt thỏa thuận hòa…
Có lý do khiến bạn không ngủ được vào ban đêm. Bạn đã từng khổ…
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã trấn an các quốc gia thành viên NATO…