Hai máy bay (một dân sự, một quân sự) suýt đụng nhau trên vùng trời sân bay Cam Ranh trong đêm 20/2.
Ngày 1/4, Cục Hàng không VN cho biết thông tin về sự cố uy hiếp an toàn bay xảy ra đêm 20/2 tại sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa).
Cụ thể, vào lúc 23h38 ngày 20/2, máy bay A321 số hiệu HVN 1552 chuẩn bị thực hiện cất cánh đi Nội Bài. Theo hợp đồng, chiếc máy bay sẽ cất cánh lúc 23h43.
Lúc này, một máy bay dân dụng đến Cam Ranh làm thủ tục tiếp cận hạ cánh xuống đường băng 20, một chiếc khác cũng nổ máy chờ ở bến đậu.
Cùng lúc này, chiếc máy bay quân sự thủy phi cơ DHC6/VNT772 dự kiến cất cánh lúc 23h45 và chiếc DHC6/VNT777 đang thực hiện vòng kín lớn tại sân bay.
Theo hợp đồng bay, sau khi chiếc DHC6/VNT772 cất cánh, chiếc DHC6/VNT777 sẽ bay chờ để đợi máy bay dân dụng lấy độ cao qua Đài kiểm soát không lưu Cam Ranh và 1 máy bay khác về sân bay, sau đó mới tiếp tục bay vòng kín lớn rồi về hạ cánh xuống đường băng 20.
Tuy nhiên, khi chỉ huy bay quân sự cho máy bay quân sự cất cánh thì điều hành bay dân dụng vẫn chưa nhận được thông báo và chưa khớp lệnh, vì vậy chỉ huy bay quân sự đã giục Đài kiểm soát không lưu Cam Ranh khẩn trương cho máy bay cất cánh.
Sau khi có thông báo từ phía quân sự, đến 23h43 máy bay HVN 1552 cất cánh. Nhưng hai phút sau, hệ thống chống va chạm trên không (TCAS) của chuyến bay dân dụng HVN 1552 đã báo động và thông báo với Đài kiểm soát không lưu Cam Ranh có máy bay khác đang bay ở độ cao thấp hơn 500 feet ở hướng Đông sân bay Cam Ranh, tức khoảng 150m và cự ly 1 dặm đối đầu.
Thời điểm này, máy bay HVN 1552 đang ở độ cao khoảng 2.500 ft (762m).
Theo nhận định của không lưu Cam Ranh, phía chỉ huy bay quân sự đã cho máy bay DHC 6 chờ tại chỗ khi mới cất cánh được hơn hai phút và không thông báo cho kiểm soát viên không lưu dân dụng.
Việc dùng sóng quân sự để chỉ huy khiến không lưu dân dụng không biết có sự thay đổi. Vì vậy, nhiều khả năng máy bay HVN 1552 có cảnh báo va chạm là liên quan đến máy bay DHC 6.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, đây là sự cố nghiêm trọng, uy hiếp an toàn bay. Nguyên nhân là sự phối hợp giữa 2 đơn vị chỉ huy không lưu chưa chặt chẽ.
Trước đó, ngày 29/10/2014 cũng xảy ra sự việc một máy bay dân sự và một máy ban quân sự suýt đụng nhau suýt nhau trên vùng trời sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Sự cố xảy ra khi kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh cho máy bay Airbus A321 mang số hiệu HVN 1376 được phép cất cánh ở đường cất hạ cánh 25R thì 9 giây sau, chỉ huy bay quân sự cũng cấp huấn lệnh cho máy bay trực thăng Mi 172/423 cất cánh. Theo đánh giá của Cục Hàng không Việt Nam, kiểm soát viên không lưu quân sự đã không thực hiện đúng quy trình an toàn, không phối hợp hiệp đồng đúng theo quy trình.
Nguyễn Quân
Xem thêm:
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…