Mỗi sở tại Hà Nội, TP.HCM được tăng thêm 10 phó giám đốc

Từ cuối tháng 11 tới đây, mỗi sở tại các tỉnh, thành phố vẫn giữ nguyên số lượng 3 phó giám đốc nhưng riêng Hà Nội và TP.HCM sẽ được tăng thêm không quá 10 người, ngoài tổng số lượng bình quân chung 4 người hiện tại.

Bà Trần Thị Phương Lan- Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội chủ trì một cuộc họp hồi tháng 8/2019. (Ảnh: congthuong.hanoi.gov.vn)

Quy định trên được Chính phủ Việt Nam luật hóa tại Nghị định 107, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ký ban hành vào ngày 14/9/2020, ngày 25/11/2020 có hiệu lực.

Nghị định 107 quy định “bình quân mỗi sở có 3 phó giám đốc. Căn cứ số lượng sở được thành lập và tổng số lượng phó giám đốc, UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng phó giám đốc của từng sở cho phù hợp. Riêng TP Hà Nội và TP.HCM, ngoài tổng số lượng phó giám đốc theo quy định tính bình quân chung, mỗi thành phố được tăng thêm không quá 10 phó giám đốc.”

Tại quy định trước – Nghị định 24 – áp dụng từ năm 2014 tới nay, mỗi sở ở các tỉnh, thành phố có không quá 3 phó giám đốc; mỗi sở thuộc Hà Nội và TP.HCM không quá 4 phó giám đốc.

Theo đó, kể từ cuối tháng 11 tới, khi Nghị định 107 bắt đầu có hiệu lực, số phó giám đốc tại các sở tại Hà Nội và TP.HCM sẽ được cho phép tối đa 14 người thay vì số lượng 4 người như hiện tại.

Ngoài ra, tại Nghị định 107, Chính phủ bổ sung quy định về số lượng phó trưởng phòng tại các sở.

Quy định có 1 phó trưởng phòng đối với các trường hợp sau:

  • các phòng thuộc sở của Hà Nội và TP.HCM có dưới 10 biên chế công chức,
  • các phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có dưới 9 biên chế công chức,
  • các phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 8 biên chế công chức.

Quy định có tối đa 2 phó trưởng phòng đối với các trường hợp sau:

  • các phòng thuộc sở của Hà Nội và TP.HCM có từ 10-14 biên chế công chức,
  • các phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có từ 9-14 biên chế công chức,
  • các phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 8-14 biên chế công chức.

Phòng thuộc sở có từ 15 biên chế công chức trở lên được có tối đa 3 phó phòng.

Thanh tra sở có dưới 8 biên chế công chức được có 1 phó chánh thanh tra; thanh tra sở có từ 8 biên chế công chức trở lên được có tối đa 2 phó chánh thanh tra.

Theo quy định, Sở là cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh; có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định.

Giám đốc sở do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm và phải là Ủy viên UBND cấp tỉnh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu.

Sơn Nguyên

Xem thêm:

Sơn Nguyên

Published by
Sơn Nguyên

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

2 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

3 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

4 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

6 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

7 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

7 giờ ago