Categories: Thời sựViệt Nam

‘Nên bỏ biên chế vĩnh viễn đối với giáo viên’

Đó là đề xuất của ông Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội).

ông Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội). (Ảnh: mariecuriehanoischool.com)

Ngày 24/8, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).

Tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đề xuất nên bỏ biên chế vĩnh viễn với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên công lập, mà thay bằng chế độ hợp đồng dài hạn.

Ưu điểm của đề xuất là sẽ giúp người lao động có động lực để nâng cao năng lực và phẩm chất; khắc phục tình trạng ỷ lại, ăn bám, dựa dẫm…

Tuy nhiên, cái khó nhất hiện nay là giải quyết hậu quả của hàng chục năm trước để lại. Biên chế công chức, viên chức quá lớn. Người làm được việc thì ít, người yếu kém thì nhiều. Hơn nữa tâm lý “bám vào Nhà nước” còn nặng nề.

Ngoài ra, theo ông Khang, việc miễn học phí như hiện nay cũng không còn hấp dẫn sinh viên sư phạm.

Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đưa ra tín dụng sinh viên chỉ là giải pháp thay thế, nhưng tôi nghi ngờ tính hiệu quả có nó, chắc cũng sẽ không hiệu quả như miễn học phí cho sinh viên sư phạm. Sinh viên sư phạm họ quan tâm học xong có việc làm không, lương có đủ sống không. Chỉ cần giải quyết 2 việc này thí sinh sẽ vào ngành sư phạm, không phải là vấn đề tín dụng, học phí, bởi họ sẽ tự xoay xở được” – ông Khang cho hay.

Cũng tại hội nghị, ông Khang cho biết bản thân ông đồng ý với dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) là lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, nếu luật hóa được điều này sẽ có ý nghĩa tôn vinh nhà giáo rất lớn.

Tuy nhiên, việc ưu đãi đó trong bối cảnh hiện nay không cải thiện được nhiều cuộc sống của nhà giáo. Thực tế hiện nay lương hành chính sự nghiệp công lập của nước ta rất thấp, người lao động không sống được bằng lương. Giáo viên công lập cũng trong tình trạng đó. Nguyên nhân căn bản của tình trạng này là năng suất lao động của người Việt Nam quá thấp.

Chính sách không vẽ ra được tiền. Chỉ có năng suất lao động mới tạo ra của cải vật chất và tiền bạc. Cũng như các ngành khác, ngành giáo dục phải cơ cấu lại hệ thống các trường công lập, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên; giảm biên chế thừa; cho nghỉ việc những người năng lực yếu kém… Làm được việc này năng suất lao động sẽ tăng, lương nhà giáo sẽ tăng, cuộc sống nhà giáo sẽ ổn định bền vững. Không cần chính sách ưu đãi nào khác” – ông Khang nói.

Kim Long

Xem thêm:

Kim Long

Published by
Kim Long

Recent Posts

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

29 giây ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

3 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

4 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

5 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

7 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

8 giờ ago