Một tiết dạy thực hành môn Vật lý tại Trường THPT Quỳnh Lưu 1. (Ảnh: truyenhinhnghean.vn)
311 giáo viên ở huyện Nam Đàn, Nghệ An vừa nhận thông báo truy thu tổng cộng hơn 4,6 tỷ đồng từ Bảo hiểm xã hội (BHXH), trong đó tiền phạt do chậm đóng bảo hiểm là hơn 2,6 tỷ đồng.
Theo báo chí nhà nước, hơn 20 năm trước, do thiếu giáo viên, UBND các huyện ở Nghệ An phải tự tuyển dụng giáo viên hợp đồng và nhân viên trường học để đáp ứng nhu cầu giảng dạy. Tuy nhiên, các giáo viên này không được nâng bậc lương theo quy định.
Năm 2006, UBND tỉnh Nghệ An có văn bản chỉ đạo các sở, ngành xem xét, hướng dẫn để thực hiện nâng bậc lương.
Đến tháng 6/2007, các Sở Nội vụ, GD-ĐT, Tài chính và BHXH tỉnh Nghệ An có văn bản liên ngành hướng dẫn việc xếp lại bậc lương.
Năm 2011, tại huyện Nam Đàn, các giáo viên thuộc diện nói trên được nâng bậc lương theo kiểu “nhảy cóc” để bù cho thời gian trước đó chưa được nâng bậc lương và nhiều giáo viên đã được nâng từ 1-4 bậc lương nhưng không được truy lĩnh tiền lương. Tuy nhiên, các giáo viên không được thông báo để đóng bù tiền bảo hiểm cho khoản nâng bậc.
Mới đây, BHXH huyện Nam Đàn phát thông báo cho các trường có giáo viên từng được nâng bậc lương kiểu “nhảy cóc” nói trên để truy thu BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, có 311 giáo viên bị truy thu với số tiền hơn 4,6 tỷ đồng, trong đó tiền nợ gốc là hơn 1,9 tỷ đồng và tiền phạt do chậm đóng bảo hiểm hơn 2,6 tỷ đồng.
Thông báo kèm theo danh sách và số tiền nợ của 311 giáo viên, trong đó nhiều người nợ từ 40-50 triệu đồng, cá biệt có giáo viên nợ 65,6 triệu đồng. Một số giáo viên đã nghỉ hưu nhưng chưa được bảo hiểm chi trả lương hưu vì món nợ này.
Một giáo viên cho biết nếu được thông báo ngay thời điểm đó và đóng 5% tiền BHXH theo quy định thì số tiền sẽ không đáng kể. Đến nay, sau hơn 10 năm mới được thông báo, nhiều giáo viên phải trả 20-30 triệu đồng tiền lãi là rất vô lý.
Ông Nguyễn Đình Ngọc, Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đàn, nói năm 2011, UBND huyện Nam Đàn có quyết định cho lao động trong các cơ sở giáo dục vào biên chế được truy lĩnh bậc lương. Thời điểm này, lẽ ra các cơ sở giáo dục phải làm việc với phòng tài chính để có kinh phí giải quyết, đồng thời yêu cầu người lao động làm thủ tục hồ sơ gửi bảo hiểm xã hội huyện để giải quyết, nhưng họ không làm.
Theo ông Ngọc, bảo hiểm xã hội huyện không có trách nhiệm phải thông báo cho các cơ sở giáo dục. Theo luật bảo hiểm xã hội, để giải quyết chế độ hưu trí và các chế độ liên quan khác thì phải truy thu mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
Một lãnh đạo UBND huyện Nam Đàn cho biết đang đề nghị bảo hiểm xã hội huyện rà soát cụ thể từng giáo viên bị truy thu bảo hiểm để báo cáo thường trực huyện ủy, tìm phương án giải quyết.
Ngày 29/4, một vụ hỏa hoạn bất ngờ đã xảy ra tại một nhà hàng…
Trong thế giới hiện đại, nhựa đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc…
Công an tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện một xưởng lắp ráp điện thoại trái…
Theo bác sĩ, anh Nguyễn Văn Bảo Trung, người bị bắn vào đầu, đã được…
Chỉ vài ngày sau khi dừng tiếp nhận máy bay Boeing, Bộ trưởng Thương mại…
Nuôi con là một thách thức, nhưng nó cũng mang lại nhiều phần thưởng cho…