Năm 2017, Việt Nam có 58 huyện, thị (thuộc 12 tỉnh) bị tạm dừng xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc. Trong đó, Nghệ An đứng đầu danh sách khi có tới 11 huyện, thị trong tỉnh này bị tạm dừng xuất khẩu lao động.
Bộ Lao động – Thương binh & Xã Hội vừa gửi văn bản 1147/LĐTBXH-QLLĐNN tới các tỉnh, thành phố về việc “Tạm dừng tuyển chọn lao động theo chương trình EPS năm 2017”.
Theo đó, việc tạm dừng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc không áp dụng với các huyện ven biển thuộc các tỉnh bị ảnh hưởng từ việc xả thải của nhà máy hóa chất khu vực miền Trung trong năm 2016 gồm: Hà Tĩnh (huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh); Quảng Bình (huyện Bố Trạch, thị xã Ba Đồn, TP. Đồng Hới).
Theo đó, 12 tỉnh nằm trong danh sách có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên bị tạm dừng xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc gồm: Nghệ An (11 huyện, thị), Thanh Hóa (4 huyện, thị), Hà Tĩnh (6 huyện, thị), Hà Nội (5 huyện, thị), Hải Dương (7 huyện, thị), Thái Bình (4 huyện, thị), Nam Định (5 huyện, thị), Bắc Ninh (5 huyện, thị), Quảng Bình (3 huyện, thị), Hưng Yên (3 huyện, thị), Bắc Giang (3 huyện, thị), Phú Thọ (2 huyện, thị).
Trong 12 tỉnh này, Nghệ An là tỉnh có số lượng các huyện, thị bị tạm dừng xuất khẩu lao động nhiều nhất gồm 11 huyện, thị và 2.129 lao động cư trú bất hợp pháp (tính đến ngày 28/2/2017): Huyện Nghi Lộc, TP. Vinh, Thị xã Cửa Lò, Huyện Hưng Nguyên, Huyện Thanh Chương, Huyện Nam Đàn, Huyện Diễn Châu, Huyện Yên Thành, Huyện Quỳnh Lưu, Huyện Đô Lương, Huyện Tân Kỳ.
Theo theo thống kê của Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An, tính đến tháng 11/2015, toàn tỉnh có 12.800 người đi xuất khẩu lao động – đứng đầu cả nước về số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2015 (cả nước có hơn 100.000 người). So với năm 2014, tăng thêm 500 lao động. Số lao động của tỉnh Nghệ An đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài là trên 58.000 người, tập trung chủ yếu ở các nước Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, CH Czech, các nước Trung Đông,…
Tuy nhiên, Nghệ An cũng là một trong những tỉnh đứng đầu về tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Tính đến hết ngày 30/11/2015, toàn tỉnh vẫn còn 1.454 lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc – chiếm tỷ lệ hơn 46% (tỷ lệ trung bình của cả nước là dưới 40%).
Trong 6 tháng đầu năm 2016, tỉnh Nghệ An có 6.127 người đi xuất khẩu lao động, trong đó ở thị trường Hàn Quốc có 292 người. Tính đến hết tháng 6/2016, toàn tỉnh có hơn 2.100 lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, chiếm tỷ lệ 43,18% – đứng thứ 16 cả nước về tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Theo ông Phạm Viết Hương – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động nước ngoài (Dolab), tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn ra ngoài làm việc trái phép xuất phát từ ý thức kỷ luật kém. Hành vi này không chỉ làm xấu đi hình ảnh lao động Việt Nam mà còn khiến chương trình EPS bị gián đoạn, làm mất cơ hội đi làm việc của khoảng 35.000-40.000 lao động đã thi tiếng Hàn nhưng chưa được đi.
Năm 1993, Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu các chương trình hợp tác cung ứng và sử dụng lao động giữa hai nước theo 3 hình thức: chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS); lao động làm việc trên các tàu đánh cá của Hàn Quốc và lao động có trình độ tay nghề kỹ thuật cao (chương trình Thẻ Vàng). Do có quá nhiều người Việt bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc, hoặc hết hợp đồng mà không về nước, trong các năm từ 2012 đến 2015, chương trình EPS bị gián đoạn. Tới năm 2016, chương trình tiếp tục bị gián đoạn khi có trên 15.000 lao động Việt hết hạn hợp đồng nhưng không về nước. |
Hoàng Minh
Xem thêm:
Các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của một tên lửa đạn…
Hôm Chủ nhật (24/11), thủ đô Islamabad của Pakistan đã bị phong tỏa vì lý…
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cam kết tăng cường lưu lượng…
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…
Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…