Chính phủ Việt Nam vừa ban hành “Danh mục bí mật nhà nước của Đảng”, trong đó thông tin về phương án nhân sự của Ủy viên Bộ Chính trị gồm: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư được đưa vào danh mục “Tuyệt mật”.
Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 25/1/2021 đến ngày 2/2/2021 tại Hà Nội với 1.590 đại biểu, tăng 80 người so với Đại hội 12.
Trong số này, có 194 đại biểu đương nhiệm, 1.381 đại biểu được bầu và 15 đại biểu chỉ định. Các thay đổi nhân sự được thông qua tại đại hội đảng, thường sẽ nằm trong nhóm lãnh đạo chính phủ mới được thành lập ngay sau đại hội, để lãnh đạo đất nước cho đến năm 2026.
Thế nhưng, thông tin về phương án nhân sự của Ủy viên Bộ Chính trị gồm: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư lại được đưa vào danh mục “Tuyệt mật”.
Cụ thể, theo “Danh mục bí mật nhà nước của Đảng” vừa được Chính phủ Việt Nam ban hành, loại thông tin “Tuyệt mật” bao gồm 6 nhóm thông tin thuộc các lĩnh vực kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; công tác tổ chức xây dựng Đảng; công tác đối ngoại; kinh tế – xã hội; công tác dân vận và quốc phòng an ninh.
Về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, gồm: các kết luận, tờ trình, báo cáo, thông báo, biên bản, công văn của Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương về kết quả kiểm tra, xác minh khi có dấu hiệu vi phạm, đề nghị thi hành kỷ luật Đảng, giải quyết tố cáo đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa công khai.
Trong nhóm thông tin công tác tổ chức xây dựng Đảng: Các quyết định, kết luận, tờ trình, kế hoạch, báo cáo, thông báo, công văn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương về kết quả kiểm tra, xác minh vấn đề chính trị của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa công khai.
Các báo cáo, tờ trình, thông báo, quyết định, kết luận, công văn của Trung ương Đảng về quá trình chuẩn bị, đề án, phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai cũng là thông tin xếp vào loại “Tuyệt mật”.
Ngoài ra, các báo cáo, đề án, tờ trình của Ban Đối ngoại Trung ương kiến nghị Trung ương Đảng về vấn đề đối ngoại và quan hệ của Đảng Việt Nam với các đảng, các nước lớn, các nước láng giềng có nội dung liên quan đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và biên giới quốc gia cũng là thông tin “Tuyệt mật”…
Mới đây hôm 28/12, báo chí nhà nước đồng loạt loan tin về việc Hội nghị Trung ương 15 của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, dự kiến nhóm họp vào tháng Giêng năm 2021 ngay trước thềm Đại hội 13, sẽ xem xét các “trường hợp đặc biệt”, trong khi trước đó tại Hội nghị Trung ương 14 được cho là đã “thảo luận dân chủ, kỹ lưỡng, bỏ phiếu biểu quyết với sự nhất trí rất cao nhân sự tham gia Bộ chính trị, Ban bí thư khóa 13”.
PGS.TS Phạm Quý Thọ (nguyên Trưởng khoa Chính sách công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nói trên tờ BBC rằng: “Tôi cũng thấy nói sẽ có hội nghị 15 và tại hội nghị đó sẽ có thêm công bố, vậy tôi đặt ra một câu hỏi là đã nhất trí và thống nhất rất cao ở hội nghị 14 rồi, thì tại sao còn cần hội nghị Trung ương 15, hay ở đây chỉ là nhất trí và thống nhất cao ở một số nội dung nào đó, còn có thể nội dung hệ trọng hay quyết định then chốt nào đó thì chưa? hay là còn phải đợi? Và tôi xin nhắc lại là vì Đảng chưa công khai, nên người dân và các giới, kể cả giới quan sát và phân tích rất khó có thể có thông tin để mà biết chưa kể là để theo dõi, để tư duy…”.
Hoàng Minh
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…