ĐBQH Đinh Duy Vượt cho biết có nhiều cán bộ có biệt phủ, xe sang, giàu nhanh bất thường, thậm chí sự nghiệp lên từ đất song cũng lụi tàn từ đất.
Truyền thông trong nước hôm 15/6 đã dẫn lại lời của ĐBQH Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai) nói về vấn đề đất đai, trong phiên thảo luận của Quốc hội.
Đất đai là nguồn lực lớn, một trong những lợi thế quan trọng của nhiều tỉnh thành, nhưng là nguồn lực hữu hạn của đất nước. Hiện có nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến đất đai, theo Dân trí.
Ông Vượt cho rằng thời gian tới sẽ có nhiều điểm nóng về khiếu kiện đất đai. Nguyên nhân là do chính sách thu hồi đất để giao cho các doanh nghiệp “tay không bắt giặc”, “lấy mỡ nó rán nó”, với giá bèo để phân lô bán nền tại các đô thị và địa phương.
“Vấn đề này lây lan như dịch COVID-19 và cũng chưa có thuốc đặc trị”, ông Vượt nói và cảnh báo về tình trạng các dự án có thể đứng sau là người nước ngoài tiềm ẩn về quốc phòng, an ninh. Nhiều dự án có chung thủ đoạn là ủy quyền lòng vòng với mục đích lừa đảo, theo Tiền phong.
Đặc biệt, thực tế xuất hiện nhiều tỷ phú, triệu phú từ đất; có nhiều cán bộ có biệt phủ, xe sang, giàu nhanh bất thường, thậm chí sự nghiệp lên từ đất. Song cũng có không ít người lụi tàn vì đã bị lộ, càng làm tăng thêm sự hoài nghi của người dân, dẫn đến các vụ khiếu kiện đông người gay gắt, theo Zing.
Có lẽ, việc quan chức, cán bộ giàu nhanh bất thường, có biệt phủ, xe sang,… không còn là “chuyện lạ” đối với người dân Việt Nam.
Hồi năm 2014, báo chí trong nước đưa tin về hai quần thể biệt thự có trị giá hàng trăm tỷ đồng, xây dựng trái phép dưới chân núi Hải Vân (đây là khu vực “nhạy cảm” thuộc quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) bị phát hiện. Mà chủ nhân là ông Phan Như Thạch, một thiếu tướng công an vừa về hưu và và đại gia vàng tên Ngô Văn Quang.
Sau đó, Đà Nẵng đã kết luận “có sự lỏng lẻo của chính quyền”, rồi yêu cầu xử phạt hành chính, buộc tháo dỡ 2 biệt thự này.
Năm 2017, người dân xôn xao vì “biệt phủ” của cựu giám đốc Sở TN&MT Yên Bái Phạm Sỹ Quý. Ông Quý là em trai Bí thư Yên Bái, bà Phạm Thị Thanh Trà. Thanh tra Chính phủ đã kết luận ông Quý không kê khai hàng chục ngàn mét vuông đất ở, tiền vay ngân hàng,…
Ông Quý từng giải thích: “Đây là kết quả của một quá trình lam lũ, nỗ lực làm đủ nghề mà có. Từ thời thanh niên, tôi đi mua chổi đót, lá chít từ trên này xuống Hà Nội bán…”.
Sau đó, ông Quý bị kỷ luật cảnh cáo, và bị mất chức,…
Cũng trong năm 2017, “biệt phủ” của gia đình ông Nguyễn Sỹ Kỷ, Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk; “biệt phủ” của ông Phạm Thanh Hà, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Kon Tum, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy bị phát hiện xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Tiếp trong năm 2017, dư luận cũng xôn xao về 2 căn biệt thự hoành tráng, sa hoa của anh em ông Nguyễn Đức Vượng (Bí thư huyện Duy Tiên, Hà Nam) tọa lạc tại khu đô thị Hòa Mạc (thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên). Mà em trai ông Vượng là ông Nguyễn Minh Hoàn, lại là chủ dự án khu đô thị Hòa Mạc.
Ngoài ra, tại Lào Cai vào năm 2017, 6 biệt thự có diện tích từ 400 đến hơn 600m2, tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 2.700m2, được quy hoạch ở vị trí đắc địa đều do quan chức tỉnh trúng thầu, cũng đã khiến dư luận xôn xao một thời.
… và còn nhiều những vụ khác nữa.
Báo Pháp Luật TP.HCM năm 2017 dẫn lời TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho hay “quan chức giàu có quá làm sao có được niềm tin của công chúng”. Với lương quan chức chỉ khoảng hơn 15 triệu đồng/tháng, ông Dũng khẳng định “lương của các quan chức rất thấp nên làm quan là không thể làm giàu… tham nhũng, tiêu cực chắc chắn sẽ xảy ra”.
Cổng thông tin quốc hội năm 2019 có dẫn lại báo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho thấy việc khiếu nại, tố cáo về đất đai tiếp tục chiếm đa số. Về khiếu nại, so với năm 2018, số đơn giảm 5,5% và giảm 6,8% số vụ việc thuộc thẩm quyền. Số đơn khiếu nại về lĩnh vực đất đai tiếp tục chiếm đa số trong tổng số đơn khiếu nại (67,7% tăng 5,9% so với năm 2018), trong đó tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, khiếu nại, tranh chấp đất đai có nguồn gốc là đất do nông, lâm trường quản lý, liên quan đến sử dụng đất an ninh, quốc phòng, việc chuyển đổi mô hình chợ truyền thống, khiếu kiện, tranh chấp tại các dự án bất động sản, thu phí tại các trạm BOT, v.v…; khiếu nại trong lĩnh vực tư pháp chiếm 4,7%, về chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người có công chiếm 6,1%, còn lại là các lĩnh vực khác. Về tố cáo, so với năm 2018 giảm 11,3% số đơn nhưng tăng 6,6% số vụ việc thuộc thẩm quyền. Nội dung chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái trong quản lý, thực thi công vụ; bao che cho cấp dưới gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước; một số trường hợp người khiếu nại chuyển sang tố cáo, chủ yếu là do kết quả giải quyết khiếu nại chưa đáp ứng được nguyện vọng của người khiếu nại. Trong tổng số đơn tố cáo, nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chiếm tỷ lệ 66,5% (tăng 1,2% so với năm 2018); tố cáo trong lĩnh vực tư pháp chiếm tỷ lệ 5,1%, chủ yếu là tố cáo cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng thiếu khách quan trong giải quyết các vụ án; tố cáo cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng chiếm tỷ lệ 1,9% ,… |
Ngọc Long
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…