Categories: Thời sựViệt Nam

Nhiều hợp đồng thương mại Việt – Mỹ được ký kết trong chuyến thăm của TTg Nguyễn Xuân Phúc

Trong chuyến thăm 3 ngày của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Washington (từ ngày 29 đến 31/5) hội đàm với Tổng thống Donald Trump, doanh nghiệp hai nước đã ký kết nhiều hợp đồng hợp tác thương mại quan trọng.

Là nhà lãnh đạo đầu tiên thuộc khu vực các quốc gia Đông Nam Á tới Washington kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, cuộc gặp gỡ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump tập trung vào các vấn đề thương mại giữa hai nước.

Trong chuyến thăm ba ngày của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Washington, nhiều hợp đồng thương mại đã được ký kết giữa các doanh nghiệp của hai nước.

Trong cuộc gặp gỡ ngày 30/5, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lightizer đề cập đến việc thâm hụt thương mại giữa hai nước trong thập kỷ qua đã tăng từ 7 tỷ USD lên 32 tỷ USD (năm 2016, Việt Nam là nước có thâm hụt thương mại lớn thứ 6 của Mỹ). Điều này tạo ra “thách thức” mới trong quan hệ thương mại giữa hai nước.

Đề cập đến thâm hụt thương mại Việt – Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay trong chuyến thăm lần này của ông tới Washington, hai nước sẽ ký kết các hợp đồng thương mại trị giá từ 15 đến 17 tỷ USD, chủ yếu là các sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ.

Tập đoàn General Electric (GE) cho hay ngày 31/5, Tập đoàn đã ký kết với các doanh nghiệp Việt Nam các hợp đồng có giá trị 5,58 tỷ USD hợp tác về sản xuất điện, động cơ máy bay và dịch vụ hỗ trợ, bảo hành. Đây là hợp đồng có giá trị lớn nhất ký kết với một quốc gia Đông Nam Á trong lịch sử bán hàng của GE.

Hợp đồng ký kết giữa GE và VietJet Air bao gồm 20 động cơ máy bay CFM56-5B của CFM International (liên doanh giữa GE và công ty sản xuất động cơ máy bay Safran của Pháp) cho 10 máy bay Airbus A321 mới.

Thỏa thuận hợp tác giữa GE và VietJet còn bao gồm việc mở rộng hợp đồng cung cấp 215 động cơ máy bay kèm theo dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng thực hiện trong 12 năm.

GE cũng ký kết một bản ghi nhớ với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xây dựng hai nhà máy chạy tuabin khí có tổng công suất 1.500 MW – sử dụng nhiên liệu từ mỏ khí Cá Voi Xanh. Dự kiến các nhà máy này sẽ đi vào hoạt động từ năm 2024.

Cũng trong chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, GE đã ký kết hợp tác xây dựng nhà máy năng lượng gió công suất 800 MW trị giá 2 tỷ USD với Tập đoàn Phú Cường và hãng phát triển điện gió International Mainstream Renewable Power. The GE, 1/3 năng lượng điện của Việt Nam được cung cấp từ thủy điện và Việt Nam hiện đã phát triển các nhà máy năng lượng gió từ năm 2015. Dự án mới được ký kết với GE sẽ được xây dựng tại Sóc Trăng và dự kiến tới năm 2035 sẽ đi vào hoạt động.

Hải Linh

Hải Linh

Published by
Hải Linh

Recent Posts

Thủ tướng Ý gọi bản án đối với bà Le Pen là đòn giáng vào nền dân chủ

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã lên án bản án đối với ứng cử viên…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Nga Lavrov: Ukraine không tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn năng lượng

Ukraine đã nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn một phần do Hoa Kỳ làm…

3 giờ ago

Hải Phòng muốn bán hơn 4.100 căn chung cư thuộc tài sản công

UBND TP. Hải Phòng đề xuất được bán nhà ở cho các hộ dân có…

6 giờ ago

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON 95 gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95…

7 giờ ago

Chính sách Thuế quan của Tổng thống Trump và tác động của nó

Ông Trump đã thực hiện cam kết của mình trong chiến dịch tranh cử, trong…

9 giờ ago

Thuế suất 46%, Việt Nam còn 7 ngày để đàm phán, làm dịu tình thế

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lập tổ phản ứng nhanh với thuế quan đối…

9 giờ ago