Categories: Việt Nam

Nhọc nhằn sắc hoa Sa Đéc

Trải qua hơn trăm năm bồi lắng bên dòng sông Tiền, miệt vườn xứ hoa Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) đã trở thành nơi nuôi dưỡng sinh kế cho biết bao thế hệ. Nông dân trồng hoa kiểng vì chuộng cái đẹp mà tìm đến hoa để chiêm ngưỡng, để trồng trọt và chăm sóc, rồi mong sao người ngắm hoa, chơi hoa cũng nâng niu như thế…

Bốn mùa đều là hoa, nhưng tới xuân thì làng hoa Sa Đéc vội vã hơn cả. Được coi như thủ phủ hoa của miền Tây, hoa từ nơi đây sẽ đổ đi khắp xứ Nam, ra Bắc.
Từ vài hộ trồng hoa kiểng để thưởng lãm vào cuối thế kỷ 19, giờ làng hoa có khoảng 2.300 hộ trồng hơn 2.500 chủng loại hoa, cây cảnh, từ truyền thống như cúc mâm xôi, hồng, sao nhái đến các loại mới được du nhập như tiểu la lan, cát tường, sao băng…
Vì là vùng có địa thế thấp, làng hoa Sa Đéc khác lạ với làng hoa xứ hoa ở Đà Lạt hay Hà Nội. Luống hoa là những giàn cao tránh nước. Nông dân chăm hoa phải đi ủng hoặc dùng thuyền di chuyển.
Nông dân chăm hoa hay lo, lo hoa gãy đổ, lo cây hoa ra không đúng vụ Tết. Canh đúng vụ thời tiết tốt thì hoa nở đúng dịp. Còn không, hoa nở trước hay qua Tết thì giá thấp chỉ còn một nửa.
Không chỉ có hạt giống gieo vào trong đất, một chậu hoa cần được chăm từ phân bón, giá thể, rơm, tới kinh nghiệm biết “đọc” nắng mưa. Mưa kéo dài và nặng hạt sẽ khiến hoa bị dập lá, gãy cành. Mưa gây lạnh cũng khiến hoa “ngủ đông”, nở sau Tết.
Mỗi chậu hoa như đứa con cưng, hoa rời giàn là khi hoa đã lớn, đủ rời tay chăm nom để dành cho người thưởng lãm.
Đội cả “mùa xuân” đi bán. Cúc mâm xôi của một hộ nông dân đang được rời giàn gần hết.
Bước chân của người trồng hoa ngập trong sình.
Từ những năm đầu thế kỷ 19, theo bước chân của người Pháp, các giống hoa kiểng được du nhập, biến Sa Đéc thành “vườn hoa của xứ Nam Kỳ”. Nhưng gìn giữ, nuôi dưỡng vùng đất ấy thành xứ hoa như hôm nay, cần phải kể tới bàn tay của nhiều thế hệ nông dân Nam Bộ.
Tới nay, tiếp nối các bậc cha chú, những vườn hoa nức tiếng xứ Sa Đéc như vườn hồng Tư Tôn, bác Tư Mạnh, Hai Nhiều, Hai Tý… đã đón thế hệ người trồng hoa thứ ba, thứ bốn.
Có người nói, vì cái đẹp của hoa, lại cũng vì cái nhọc nhằn đằng sau mỗi chậu cây, bông cúc mà nghề trồng hoa kiểng như một cuộc hội ngộ. Hội ngộ giữa những lo toan, vất vả mà kết tinh thành sắc hương không lời.

Nghinh Xuân

Ảnh: Lê Nhật Vương Anh

Xem thêm:

Nghinh Xuân

Published by
Nghinh Xuân

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

1 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

2 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

2 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

5 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

6 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

7 giờ ago