Ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Phó ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương khai trừ Đảng.
Quyết định này được đưa ra tại kỳ họp thứ 34 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ ngày 18 đến 20/12.
Khi xem xét đề nghị của Ban Thường vụ Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương về thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy ông Lưu Bình Nhưỡng đã suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Ông Nhưỡng cũng vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi; vi phạm Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan nhà nước.
Trước đó, hôm 14/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng để điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản.
Viện trưởng VKSND tỉnh Thái Bình Lại Hợp Mạnh cho biết việc khởi tố ông Lưu Bình Nhưỡng căn cứ vào kết quả điều tra vụ án Phạm Minh Cường (còn gọi là Cường “Quắt”, có 3 tiền án, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).
Nhóm của Phạm Minh Cường được xem là băng nhóm xã hội phức tạp ở Thái Bình. Trong quá trình cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp, Cường bị một số đối tượng xã hội cản trở, gây khó khăn.
Do có quan hệ với ông Lưu Bình Nhưỡng (ông Nhưỡng từng nhận Cường là cháu, Cường từng nói ông Nhưỡng là bố nuôi), Phạm Minh Cường đã nhờ ông Lưu Bình Nhưỡng can thiệp, tác động với cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình để các nhóm xã hội không gây sự, gây khó khăn cho Cường tiếp tục hoạt động.
Hành vi phạm tội của ông Lưu Bình Nhưỡng là đồng phạm, với vai trò giúp sức để Phạm Minh Cường cưỡng đoạt tài sản, theo Khoản 4, Điều 170 Bộ Luật hình sự.
Công an tỉnh Thái Bình cho biết khi biết một số doanh nghiệp được UBND tỉnh Thái Bình cấp phép khai thác cát tại mỏ cát ven biển xã Thụy Trường (huyện Thái Thụy), nhóm Cường “Quắt” đã tự ý xác lập quyền sử dụng trái phép các bãi triều để gây sức ép, buộc các doanh nghiệp phải trả tiền theo khối lượng cát khai thác được hoặc bán lại một phần cho Cường với giá rẻ hơn giá thị trường, chiếm đoạt của các doanh nghiệp hàng tỷ đồng.
Việc bắt ông Nhưỡng liên quan tới vụ án trên, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều.
Tại kỳ họp Quốc hội tháng 11/2018, ông Nhưỡng dẫn ra số liệu và cho rằng các cơ quan điều tra của Bộ Công an có những vi phạm chiếm tỷ lệ rất lớn, đồng thời kết luận rằng ngành công an đã “sai phạm khủng khiếp” trong thực hiện tố tụng.
Những vấn đề nóng thời gian gần đây ông cũng có lên tiếng như dự án hồ chứa nước Ka Pét ở Bình Thuận, hay vụ tử tù Nguyễn Văn Mạnh bị xử tử hình dù kêu oan nhiều lần.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…