Việt Nam

Ông Phan Phạm Hà gây thiệt hại cho VEAM nhiều tỷ đồng

Ông Phan Phạm Hà bị bắt vì tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ông Phan Phạm Hà bị bắt vì tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: VEAM)

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Mua bán trái phép hóa đơn, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).

Theo cơ quan điều tra ông Phan Phạm Hà, Tổng Giám đốc VEAM, đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới kê khống giá trị hợp đồng; chỉ đạo lập hồ sơ thanh toán chi phí tiếp khách sai quy định, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho VEAM.

Ngoài ra, ông Thái Đức Minh, Trưởng ban kinh doanh và phát triển thị trường, bà Nguyễn Thị Mai Hương, Kế toán trưởng và nhiều nhân viên đã mua, sử dụng hóa đơn tiếp khách khống để rút tiền của Tổng Công ty, gây thiệt hại cho Tổng Công ty VEAM là hơn 1 tỷ đồng.

Căn cứ tài liệu thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với ông Phan Phạm Hà và ông Nghiêm Trọng Thăng, Phụ trách Văn phòng VEAM về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ Luật hình sự.

Hiện các bị can Thái Đức Minh và Nguyễn Thị Mai Hương đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú.

Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam VEAM hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. Năm 2010, VEAM chuyển sang hình thức Công ty mẹ – con theo quyết định của Bộ Công Thương, với 25 công ty con và đơn vị thành viên. Năm 2017, VEAM hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần với vốn điều lệ 13.288 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm hơn 88%.

Hồi đầu tháng 10/2023, ông Nguyễn Thanh Giang, cựu Tổng Giám đốc VEAM, và Hồ Mạnh Tuấn, Phó Tổng giám đốc VEAM, bị Công an TP. Hà Nội khởi tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Theo điều tra, trong các năm 2005 và 2011, ông Giang khi đó là Tổng Giám đốc VEAM đã chỉ đạo ông Hồ Mạnh Tuấn (lúc đó là Trưởng phòng kỹ thuật VEAM, Chủ tịch HĐQT VEAM Korea giai đoạn 2003-2009) lập các báo cáo, tờ trình mua 305 bộ khuôn dập cabin ôtô SV110.

Cơ quan điều tra xác định, chỉ đạo trên là không đúng quy định của pháp luật về việc đầu tư mua tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước. Toàn bộ số tài sản trên sau khi được mua về đã không có giá trị sử dụng, gây lãng phí hơn 26 tỷ đồng.

Giữa năm 2022, hàng loạt lãnh đạo VEAM đã lĩnh án do sai phạm trong việc vay ngân hàng trái quy định, gây thiệt hại gần 183 tỷ đồng.

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

FBI và CISA ra tuyên bố chung điều tra tin tặc Trung Quốc xâm nhập ngành viễn thông

FBI và CISA đã công bố một cuộc điều tra về việc tin tặc Trung…

1 phút ago

Chip bị khách hàng bí ẩn bán cho Huawei, TSMC khẩn cấp cắt nguồn cung

Mới đây, có thông tin cho rằng chip TSMC đã được một khách hàng bí…

8 phút ago

[VIDEO] Sức gió, sức nước của bão Trà Mi sắp đổ bộ Việt Nam

Dự báo tâm bão Trà Mi sẽ nằm trên trên vùng biển các tỉnh Trung…

1 giờ ago

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: ‘Sẽ thanh tra, xử lý nếu Temu không nộp thuế’

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết ông đã nghe về sàn Temu và…

1 giờ ago

Dùng quân Triều Tiên hay không là “việc riêng của chúng tôi” — Tổng thống Nga Putin

TT Putin bày tỏ quan điểm về vấn đề quân Bắc Triều Tiên hiện diện…

1 giờ ago

Bản chất của hôn nhân chính là hợp tác đồng đội

Hôn nhân không chỉ đơn thuần là sự kết hợp của tình yêu mà còn…

2 giờ ago