Categories: Thời sựViệt Nam

Phó thủ tướng: ‘Sẽ quy định cụ thể vấn đề từ chức’

Phó Thủ tướng cho hay Chính phủ sẽ nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc cán bộ, công chức từ chức khi không còn đủ uy tín để thực hiện nhiệm vụ.

Quan chức trong quan hệ ràng buộc với doanh nghiệp thân hữu… (Tranh biếm họa: DAD)

Sáng 1/11, trong phiên chất vấn tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu vấn đề mới đây Trung ương đã ban hành quy định yêu cầu cán bộ cấp cao chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ. “Vậy làm thế nào áp dụng quy định này?“, ông Trí đặt câu hỏi.

Trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết từ chức là vấn đề mới, mang tính tự nguyện nếu như cán bộ được bổ nhiệm thấy rằng mình không đủ sức khoẻ, uy tín, nếu có vi phạm.

Theo ông Trương Hòa Bình, trong Luật Cán bộ, công chức có quy định 5 hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Với cán bộ lãnh đạo thì có hình thức bãi nhiệm, miễn nhiệm. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay chưa có quy định rõ về hình thức từ chức.

Phó thủ tướng cho hay sau khi có nghị quyết Trung ương, Quốc hội, Chính phủ sẽ cụ thể hoá vấn đề từ chức ở các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành. Từ chức không chỉ trong cơ quan Chính phủ mà cả trong Đảng, hệ thống chính trị, đoàn thể chính trị xã hội…

Từ chức là vấn đề khá rộng, liên quan đến cả hệ thống chính trị, do vậy cần nghiên cứu hoàn thiện quy định. Chính phủ sẽ nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể.

Trong từ chức có hình thức tự nguyện, nếu vi phạm mà không từ chức thì qua bỏ phiếu tín nhiệm không đạt sẽ bị bãi nhiệm. Ngoài ra, cán bộ vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bị xử lý hành chính, kỷ luật đảng theo quy định“, ông Bình nói.

Theo Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên… được ký ban hành ngày 25/10, điều 2 quy định các cán bộ cao cấp là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ.

Liên quan tới “ý thức từ chức”, trong lần lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh cao cấp vừa qua, đa số ĐBQH chung quan điểm rằng nếu lãnh đạo nào có kết quả tín nhiệm thấp, tự nhận thấy không đủ uy tín để tiếp tục nắm giữ cương vị thì nên chủ động xin từ chức, thay vì “chờ” đến khi có quá 2/3 tổng số ĐBQH bỏ phiếu tín nhiệm thấp, sau đó xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

Nguyễn Sơn

Published by
Nguyễn Sơn

Recent Posts

Ông Putin ký sắc lệnh gọi 160.000 công dân đi nghĩa vụ quân sự

Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh tuyển quân mùa xuân, triệu tập 160.000…

1 giờ ago

Cố vấn của ông Trump đề xuất áp thuế 20% với hầu hết hàng nhập khẩu

Đội ngũ cố vấn của Nhà Trắng đang đề xuất mức áp thuế khoảng 20%…

2 giờ ago

[VIDEO] Thế nào là hành vi bầy đàn?

‘Hành vi bầy đàn’ mô tả hiện tượng nhiều cá nhân trong một nhóm bắt…

2 giờ ago

Virus mới lây lan ở Nga: Cư dân mạng Trung Quốc nói có triệu chứng tương đồng

Có thông tin cho rằng một virus chưa rõ nguồn gốc đang lan rộng ở…

2 giờ ago

Năm 2024 VinGroup nộp thuế 2,2 tỷ USD

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán, năm 2024 Tập đoàn Vingroup đã…

3 giờ ago

[VIDEO] Trung Quốc tung video về cuộc tập trận, mô tả tổng thống Đài Loan là ký sinh trùng

Đi kèm với các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn gần Đài Loan…

3 giờ ago