Categories: Thời sựViệt Nam

Quản lý đầu tư tại ACV: Hàng loạt bất cập

Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) phải thực hiện xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý tổng số tiền về kinh tế hơn 117 tỷ đồng.

Tổng công ty hàng không Việt Nam ACV. (Ảnh: vietnamairport.vn)

Bộ GTVT vừa có kết luận thanh tra trách nhiệm trong huy động, quản lý, sử dụng các nguồn đầu tư do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lý.

Theo báo cáo của ACV, giai đoạn từ tháng 3 – 12/2016, đơn vị này đã đầu tư xây dựng 85 dự án (có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng), với tổng mức đầu tư các dự án là hơn 42.140 tỷ đồng. Trong đó, giá trị đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước là 1.420,9 tỷ đồng; vốn trái phiếu chính phủ là 4.221,7 tỷ đồng; vốn ODA là 12.443,13 tỷ đồng; vốn của ACV là 24.074,7 tỷ đồng.

Qua thanh tra, Bộ GTVT chỉ ra việc huy động, quản lý sử dụng các nguồn đầu tư do ACV quản lý còn nhiều bất cập. Cụ thể, theo số liệu đơn vị báo cáo giai đoạn 2011 – 2016, kế hoạch vốn chưa sát với thực tế nên có dự án giá trị giải ngân lớn hơn kế hoạch vốn; cũng có dự án giá trị giải ngân thấp hơn kế hoạch; có một dự án có kế hoạch vốn nhưng chưa thực hiện giải ngân là dự án sửa chữa nhà ga hành khách T1 – cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Dự án mở rộng nhà ga quốc tế T2 – cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bố trí vốn đầu tư dự án không đúng theo quyết định đã được phê duyệt.

Ngoài ra, trong công tác đầu tư xây dựng, kết quả thanh tra của Bộ GTVT cho thấy công tác khảo sát, lập, thẩm định và phê duyệt dự án còn nhiều bất cập.

Cụ thể, chất lượng công tác khảo sát, lập, thẩm định và phê duyệt một số dự án còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, thay đổi so với hồ sơ thiết kế cơ sở,bổ sung một số hạng mục dự án như tại dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh thời gian thực hiện dự án…như như dự án đường vào cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, dự án mở rộng nhà ga quốc tế T2 – cảng hàng không Tân Sơn Nhất, dự án đường tầng và sân đỗ ô tô cảng hàng không Vinh.

Mặc dù lập dự án đầu tư theo quy hoạch tuy nhiên quy hoạch còn hạn chế nên một số dự án vừa đầu tư xong đã phải nâng cấp mở rộng như tại dự án dự án kéo dài, nâng cấp đường CHC, đường lăn và sân đậu cảng hàng không Pleiku, dự án mở rộng sân đỗ máy bay cảng hàng không Pleiku.

Bên cạnh đó, ACV còn phê duyệt dự án đầu tư khi chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định hiện hành về hồ sơ về báo cáo đánh giá tác động môi trường, ý kiến thỏa thuận của các cơ quan như phòng cháy chữa cháy, cấp điện, cấp thoát nước, cảng vụ như tại dự án mở rộng nhà ga Phú Quốc, dự án nhà ga hành khách cảng hàng không Vinh.

Tại một số dự án, chất lượng công tác khảo sát, lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán chưa cao, chưa sát với thực tế nên trong quá trình thi công phải điều chỉnh thiết kế, bổ sung hạng mục, khối lượng phát sinh, thay đổi vật liệu, điều chỉnh đơn giá, thiết bị… cho phù hợp với thực tế; thiết kế kỹ thuật thay đổi so với thiết kế cơ sở nhưng chưa tiến hành điều chỉnh thiết kế cơ sở theo quy định; tính sai đơn giá; tính trùng chi phí, biện pháp thi công chưa đúng.

Ở dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa đường HHC 25R – cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thiết kế bản vẽ thi công chưa phù hợp với thiết kế kỹ thuật được phê duyệt, chưa thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 12 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Thanh tra về tiêu chuẩn thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật sử dụng thép và bê tông, Bộ GTVT cho biết mặc dù hồ sơ mởi thầu chủ yếu áp dụng tiêu chuẩn Anh, Mỹ song trong quá trình thi công, nghiệm thu, chủ đầu tư đã phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung danh mục tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam như tại dự án mở rộng nhà ga hành khách Phú Quốc, Vinh; nhiều vật tư sử dụng chỉ một hoặc hai báo giá nhà cung cấp.

Về công tác đấu thầu, có nhiều gói thầu đến khi chấm thầu chỉ còn lại một nhà thầu tham gia như gói 4, 5, 5a dự án nhà ga hành khách Phú Quốc; hoặc có nhiều nhà thầu tham gia dự thầu nhưng chỉ có một nhà thầu đạt hồ sơ về đề xuất kỹ thuật. Để giải quyết tình huống đấu thầu, chủ đầu tư có văn bản xử lý tình huống cho phép mở thầu song chưa thể có cạnh tranh về giá.

Một nguyên nhân được đưa ra là do phân chia gói thầu chưa thực sự hợp lý với gói thầu có giá trị lớn, nhiều hạng mục có tính chất khác nhau như xây lắp kèm với thiết bị, thi công bê tông cốt thép, kết cấu thép, mái, kính nên cơ bản là ít nhà thầu đủ năng lực tham gia.

Mặc dù ACV đã thuê đơn vị tư vấn giám sát nhưng chất lượng công tác giám sát về chất lượng, khối lượng chưa cao; một số công tác chưa tuân thủ theo quy định phải nghiệm thu theo quy trình để kiểm soát khối lượng, chất lượng.

Một số công tác, thiết bị lắp đặt thực hiện không đúng với hồ sơ thiết kế hoặc điều kiện hợp đồng, yêu cầu kỹ thuật của dự án nhưng vẫn được nghiệm thu, thanh toán, nghiệm thu còn trùng lắp, không đúng khối lượng; nhật ký giám sát chưa ghi chép đầy đủ theo quy định.

Quản lý vật liệu đầu vào còn một số tồn tại; một số dự án chậm tiến độ thi công. Đặc biệt, có 49 dự án quyết toán chậm tiến độ.

Theo kết luận của Bộ GTVT, ACV là doanh nghiệp cổ phần, vốn nhà nước chiếm 95,4% vốn điều lệ, vốn đầu tư của ACV chủ yếu là vốn nhà nước. Vì vậy, với các dự án ACV vừa là cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư thực hiện dự án, vừa là đơn vị tiếp nhận dự án trong giai đoạn khai thác có thể dẫn đến thiếu khách quan trong quản lý đầu tư xây dựng công trình.

Về xử lý trách nhiệm, trên cơ sở đánh giá nguyên nhân chủ quan, khách quan ACV tiến hành rà soát, đánh giá những tồn tại để khắc phục khi thực hiện các dự án tiếp theo. Vụ Kế hoạch đầu tư, Cục hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm trong công tác quy hoạch; ACV chịu trách toàn diện trong công tác quản lý đầu tư xây dựng dự án.

Về xử lý kinh tế, Bộ GTVT yêu cầu ACV thực hiện xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý tổng số tiền về kinh tế là hơn 117 tỷ đồng.

Trong đó, thu hồi về tài khoản ACV tại dự án nhà ga hành khách – cảng hàng không quốc tế Phú Quốc hơn 67,78 tỷ đồng và giảm trừ khi thanh quyết toán số tiền hơn 1,84 tỷ đồng; hồ sơ thiết kế, dự toán thầu, biện pháp tổ chức khi được duyệt một số hạng mục dự án mở rộng nhà ga quốc tế T2 – cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, giai đoạn 1 để nghiệm thu, thanh toán với số tiền phải rà soát là hơn 47,48 tỷ đồng.

Đối với các nhà thầu, Bộ GTVT yêu cầu rà soát và khẩn trương khắc phục những tồn tại nêu trong kết luận. Rà soát lại toàn bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ chất lượng công trình, khối lượng thi công, đơn giá gói thầu để thanh, quyết toán theo quy định hiện hành; đồng thời khẩn trương lập hồ sơ quyết toán công trình, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.

Phạm Toàn

Xem thêm:

Phạm Toàn

Published by
Phạm Toàn

Recent Posts

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

27 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

53 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago