Sau ngày 19/7 với 4.195 ca mắc và 80 ca tử vong công bố, sang sáng 20/7, Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục thông báo ghi nhận thêm 2.155 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV) mới, gồm 2.154 ca trong nước và 1 ca nhập cảnh. “Tâm dịch” TP.HCM tăng thêm 1.519 ca nhiễm mới, chỉ cách mốc 36.000 ca chỉ hai con số.
Đáng lưu ý, trong bản tin sáng 19/7, Bộ Y tế Việt Nam không công bố mã số ca cụ thể tại mỗi tỉnh, tới tối 19/7 và sáng 20/7, tiếp tục không công bố thông tin dịch tễ (nguồn lây) của toàn bộ các ca.
Thông tin 2.155 ca mắc mới vào sáng 20/7 được báo chung có số mã từ 58026-60180.
Trong đó, 2154 ca lây nhiễm trong nước ghi nhận tại: TP.HCM (1.519), Bình Dương (156), Tiền Giang (133), Đồng Nai (80), Vĩnh Long (43), Khánh Hòa (38), Bến Tre (34), Đà Nẵng (32), Bà Rịa – Vũng Tàu (26), Cần Thơ (22), Phú Yên (12), Hậu Giang (10), Kiên Giang (8 ), Vĩnh Phúc (7), Hà Nội (6), Bình Phước (6), An Giang (6), Đồng Tháp (6), Đăk Lăk (2), Quảng Ngãi (2), Bạc Liêu (2), Lâm Đồng (3), Quảng Nam (1).
Tổng 1.903 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa và 251 ca đang điều tra dịch tễ.
Trong 58/63 tỉnh thành ghi nhận dịch, số ca tại 23 tỉnh thành có ca mắc mới nâng lên như sau:
Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam đã công bố từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay là 60.180 ca (58.100 ca trong nước và 2.080 ca nhập cảnh). Tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tăng lên 48.796 bệnh nhân (tổng 11.047 người được công bố bình phục, 334 người tử vong).
118 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU; 18 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.
Trong đó, số ca COVID-19 do lây nhiễm trong nước cao kỷ lục “leo thang” tập trung trong đợt dịch lần 4, gồm các ngày 25/6 (845 ca); ngày 3/7 (914 ca); ngày 4/7 (873 ca); ngày 5/7 (1.089 ca); ngày 6/7 (1.029 ca); ngày 7/7 (1.007 ca), ngày 8/7 (1.307 ca); ngày 9/7 (1.616 ca); ngày 10/7 (1.853 ca); ngày 11/7 (1.945 ca); ngày 12/7 (2.383 ca); ngày 13/7 (2.296 ca); ngày 14/7 (2.934 ca); ngày 15/7 (3.379 ca); ngày 16/7 (3.321 ca); ngày 17/7 (3.705 ca), ngày 18/7 (5.887 ca); ngày 19/7 (4.175 ca).
Số tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới giảm xuống 11 tỉnh, gồm: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Kạn; loại trừ tỉnh Ninh Bình so với thời điểm 6h ngày 19/7.
Trong ngày 19/7, thêm 21.595 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca và Sinopharm), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 4.305.501. Trong đó 3.995.710 người tiêm 1 mũi, 309.791 người tiêm đủ 2 mũi.
Trong ngày 19/7, Bộ Y tế liên tiếp ra hai văn bản hỏa tốc, trong đó một văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công An, Trung ương Đoàn TNCS HCM và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển hàng hóa.
Theo đó, Bộ này cho biết người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa chỉ lưu thông nội bộ tỉnh thành đang thực hiện Chỉ thị 16 hoặc bổ sung biện pháp ở mức cao hơn thì không phải kiểm tra giấy chứng nhận xét nghiệm nCoV.
Văn bản khác liên quan đến việc điều trị bệnh nhân COVID-19 do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký, về việc xuất cấp trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho Sở Y tế TP.HCM.
Số thiết bị cấp xuất cho “tâm dịch” lớn nhất từ trước tới nay gồm máy thở chức năng cao, 5 máy lọc máu liên tục, 10 hệ thống thở oxy dòng cao (HFNC), điều chuyển 5 máy thở chức năng cao và 2 hệ thống ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo). Trong đó, 5 máy thở và 2 hệ thống ECMO trước đó Bộ Y tế từng xuất cho ngành y tế Bắc Giang hồi tháng 5.
Tối 19/7, Chủ tịch UBND TP.HCM – ông Nguyễn Thành Phong gửi thông tin tới toàn bộ người dân TP dưới hình thức thư kêu gọi, nêu 8 việc sẽ tiến hành trong thời gian tới, gồm:
(1) Lấy mẫu, xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm để hạn chế lây lan và tách F0 ra khỏi cộng đồng;
(2) Tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16;
(3) Phân cấp, phân tầng điều trị F0 và cách ly F1 để tập trung điều trị các F0 nặng, giảm tử vong;
(4) Chuẩn bị các kịch bản, huy động các cơ sở y tế y tế tư nhân, tăng cường năng lực y tế điều trị, để kịp thời ứng phó trong mọi tình huống;
(5) Chuẩn bị kế hoạch tiêm vắc-xin an toàn, trước mắt đợt 5 sẽ tập trung vào các nhóm yếu thế, người cao tuổi, người có bệnh nền, người nghèo, diện chính sách, có công, người kinh doanh vận chuyển hàng hóa thiết yếu,… để trong Quý 1/2022, 2/3 người dân trong TP đã tiêm vắc-xin;
(6) Tăng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phòng ngừa dịch bệnh, tăng việc cung cấp thông tin, tuyên truyền chính xác, tạo sự đồng thuận…
Hai điểm còn lại là các cam kết, gồm: Đảm bảo an sinh xã hội, nhất là với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, nhân rộng các gian hàng 0 đồng, phiên chợ nghĩa tình,…, cung cấp đường dây nóng 1022 – người khó khăn có thể gọi đến để nhận được hỗ trợ; Đảm bảo phân phối hàng hóa bằng nhiều phương thức (mua hàng trực tuyến, từng bước mở lại chợ truyền thống có kiểm soát và giãn cách, tăng các chuyến xe bán hàng lưu động, kiểm soát giá cả ổn định).
Trong tuần này, thêm 3 triệu liều vắc-xin Moderna do Mỹ tài trợ thông qua Chương trình COVAX về tới Việt Nam, theo công bố của Bộ Y tế. Tổng trong vòng 2 tuần giữa tháng 7, Việt Nam đã nhận viện trợ 5 triệu liều vắc-xin Moderna từ Mỹ, nâng tổng số vắc-xin đã và sắp đến Việt Nam khoảng 12-13 triệu liều.
Nguyễn Sơn
Xem thêm:
Ông Trump: Người ta từ chối vắc-xin là vì không tin chính quyền Biden
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…