Hiện số ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV) lây nhiễm trong nước cao kỷ lục đang ghi nhận vào ngày 22/7 với 6.164 ca. Bộ Y tế Việt Nam sáng 23/7 thông báo ghi nhận thêm 3.898 ca nhiễm mới, đều do lây nhiễm trong nước. Bản tin tiếp tục không có thông tin mã số ca và thông tin dịch tễ (nguồn lây) của toàn bộ các ca (thay đổi từ ngày 19/7).
Với ca nhiễm trong cộng đồng đầu tiên đã xuất hiện tại Lai Châu, là ca có tiền sử về từ TP.HCM, số tỉnh thành xuất hiện dịch virus Vũ Hán tại Việt Nam đã nâng lên 62/63 tỉnh thành. Duy nhất còn tỉnh Cao Bằng chưa có ca nhiễm trong đợt bùng phát này.
3.898 ca mắc mới ghi nhận tại 21 tỉnh thành, gồm: TP.HCM (3.302), Long An (223), Đà Nẵng (47), Bình Dương (37), Tiền Giang (37), Tây Ninh (36), Đồng Nai (33), Đồng Tháp (31), Bình Thuận (23), Bến Tre (20), Ninh Thuận (19), Phú Yên (15), Hà Nội (14), Kiên Giang (13), Vĩnh Long (12), Nghệ An (11), Cần Thơ (10), Trà Vinh (9), Đăk Lăk (4), Quảng Nam (1), Lai Châu (1).
Trong đó, tổng cộng 3.707 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 191 ca đang điều tra dịch tễ; lần lượt tăng 923 ca và tăng 10 ca so với con số tương ứng 2.784 ca và 181 ca vào thời điểm 6h sáng 22/7.
Cập nhật số ca nhiễm mới tại 21 tỉnh thành, tình hình số ca nhiễm tại 62/63 tỉnh thành của Việt Nam như sau:
Với tổng số ca nhiễm tiến sát mốc 50.000 ca vào ngày thứ 56 ghi nhận dịch, TP.HCM thông báo tiến hành phun khử khuẩn toàn TP, do Bộ tư lệnh TP.HCM thực hiện, dự kiến kéo dài trong 7 ngày, bắt đầu từ hôm nay 23/7.
Mỗi ngày sẽ có 2 đội gồm 16 xe chuyên dụng phun tại 2 quận huyện, tại đường phố, các khu trọ, khu dân cư… Lực lượng lấy từ Bộ tư lệnh TP, Lữ đoàn phòng hóa 87, Tiểu đoàn phòng hóa 38 và các quận huyện. Dự kiến trong ngày 23/7, việc phun khử khuẩn diễn ra tại TP Thủ Đức và huyện Bình Chánh.
Tại cuộc họp chiều 22/7, Chủ tịch nước – ông Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận dịch bệnh hiện đang làm tình hình phức tạp, nặng nề ở thành phố lớn nhất về quy mô kinh tế và dân số.
Ông Phúc nói về việc hạn chế ca tử vong, sự lây nhiễm và các ổ dịch phát sinh mới ở TP.HCM và các tỉnh thành khác, đặc biệt là những nơi nhiều khu công nghiệp, đông công nhân… Nỗi lo dịch “bào mòn” đời sống người dân, nhất là người lao động tự do, công nhân, người dân đô thị…, các tập đoàn lớn, doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Lo về an ninh, an toàn quốc gia, gồm cả an toàn tài chính ngân sách.
“Vấn đề an dân, trị quốc là hết sức quan trọng lúc này”, ông Phúc đưa ra phát ngôn.
Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam đã công bố từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay là 78.269 ca (2.129 ca nhập cảnh và 76.140 ca mắc trong nước). Tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tăng lên 64.478 bệnh nhân (tổng 13.421 người được công bố bình phục, 370 người tử vong).
Trong đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, tổng số ca nhiễm trong cộng đồng là 74.519 ca. 10.647 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng 1.450 người so với thời điểm 6h ngày 22/7 (9.197 người). Số người được công bố bình phục gia tăng do vùng dịch lớn – TP.HCM cho xuất viện sớm các FO không có triệu chứng hoặc tải lượng virus thấp, chuyển cách ly tập trung tại địa phương hoặc cách ly tại nhà, bắt đầu từ chiều 21/7.
131 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU; 17 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (tăng 8 người và giảm 1 người so với thời điểm 6h ngày 22/7).
Trong đó, số ca COVID-19 do lây nhiễm trong nước cao kỷ lục “leo thang” tập trung trong đợt dịch lần 4, gồm các ngày 25/6 (845 ca); ngày 3/7 (914 ca); ngày 4/7 (873 ca); ngày 5/7 (1.089 ca); ngày 6/7 (1.029 ca); ngày 7/7 (1.007 ca), ngày 8/7 (1.307 ca); ngày 9/7 (1.616 ca); ngày 10/7 (1.853 ca); ngày 11/7 (1.945 ca); ngày 12/7 (2.383 ca); ngày 13/7 (2.296 ca); ngày 14/7 (2.934 ca); ngày 15/7 (3.379 ca); ngày 16/7 (3.321 ca); ngày 17/7 (3.705 ca), ngày 18/7 (5.887 ca); ngày 19/7 (4.175 ca); ngày 20/7 (4.789 ca); ngày 21/7 (5.343 ca); ngày 22/7 (6.164 ca).
Số tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới tạm giữ ở con số 9 tỉnh, gồm: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn, không thay đổi so với thời điểm 6h ngày 22/7.
Trong ngày 22/7, thêm 43.720 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 4.411.659. Trong đó 4.077.099 người tiêm 1 mũi, 334.560 người tiêm đủ 2 mũi.
Nguyễn Sơn
Xem thêm:
YouTube gỡ video của Tổng thống Brazil vì chứa “thông tin sai lệch” về COVID-19
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…