Sau ngày 27/7 với số ca nhiễm kỷ lục “đi ngang” ở 7.913 ca, sang sáng 28/7, Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục công bố thêm 2.861 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV) trên cả nước, gồm 3 ca nhập cảnh và 2.858 ca trong nước.
Với 2.115 ca mắc mới, tổng số ca nhiễm tại “tâm dịch” TP.HCM đang tiến sát đến mốc 75.000 ca – con số cao kỷ lục từ trước tới nay tại Việt Nam, trên quy mô cả nước và quy mô một tỉnh. Bệnh viện dã chiến thứ 16 tiếp tục khởi động, trong khi nhân lực y tế của các bệnh viện công và tư trong TP cũng như nhân lực từ phía Bắc tiếp tục được huy động để điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 tại TP.
Số ca nhiễm tại các tỉnh thành lân cận TP.HCM cũng đang tăng lên nhanh chóng, Bình Dương đã tiến sát mốc 9.000 ca, Long An gần 4.000, Đồng Nai gần 3.000, Đồng Tháp gần 2.500…
2.858 ca ghi nhận tại: TP.HCM (2.115), Đồng Nai (134), Tây Ninh (120), Đồng Tháp (91), Khánh Hoà (86), Hà Nội (69), Bà Rịa – Vũng Tàu (56), Trà Vinh (38), Bến Tre (32), Phú Yên (30), Tiền Giang (30), An Giang (24), Đăk Lăk (13), Sóc Trăng (12), Cần Thơ (5), Bình Định (2), Hải Dương (1).
Trong đó, tổng cộng 2.455 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 403 ca đang điều tra dịch tễ; lần lượt tăng 231 ca và giảm 135 ca so với con số tương ứng 2.224 ca và 538 ca vào thời điểm 6h sáng 27/7.
Cập nhật số ca nhiễm mới tại 17 tỉnh thành, tình hình số ca nhiễm tại 62/63 tỉnh thành của Việt Nam như sau:
Tại TP.HCM, trong hôm nay, 28/7, Bệnh viện Dã chiến số 16 tại quận 7 quy mô 2.800 giường dự kiến sẽ tiếp nhận bệnh nhân. Ngày 27/7, 87 bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, nhân viên Bệnh viện Hùng Vương được huy động đến bệnh viện này. Phía Bệnh viện Hùng Vương cho biết đây là đoàn tiếp ứng cho bệnh viện dã chiến thứ 2 mà nơi đây đã cử đi; đoàn trước đó đã đến Bệnh viện Dã chiến Cần Giờ.
Ngay tại Bệnh viện Hùng Vương, khu vực điều trị cũng đã được chia thành 2 khu: một khu điều trị các bệnh nhân mắc bệnh thông thường, không có nguy cơ nhiễm và không nhiễm COVID-19; một khu chuyên điều trị các các bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 có nhu cầu sinh hoặc chăm sóc sức khỏe sinh sản (quy mô 120 giường).
Thêm các bệnh viện tư nhân: Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức, Bệnh viện Triều An, Bệnh viện Xuyên Á, Bệnh viện Nam Sài Gòn cũng chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi một phần để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19.
Trong chiều 27/7, hơn 70 y bác sĩ của 2 bệnh viện tuyến trung ương là Bệnh viện K và Bệnh viện E vào TP.HCM hỗ trợ cho tuyến đầu ngăn ngừa dịch, hai ngày tới, 29/7, sẽ có thêm 30 y bác sĩ của Bệnh viện Lão khoa trung ương đến hỗ trợ cho TP.
Bộ Y tế xác nhận tính đến ngày 27/7, TP.HCM đã tiếp nhận hơn 6.000 nhân lực (700 bác sĩ, 1553 điều dưỡng, 78 kỹ thuật viên, 1.629 sinh viên…) hỗ trợ trong đợt dịch. Mặc dù vậy, TP này vẫn rất cần sự hỗ trợ thêm về nhân lực, vật lực trong thời gian tới.
Tại Nghệ An, từ đêm 26/7, Bệnh viện Đa khoa Minh An đang phải phong tỏa tạm thời sau khi 2 nhân viên được phát hiện dương tính nCoV. Liền sau một ngày, từ 27/7, TP Biên Hòa (Đồng Nai) chính thức thí điểm cách ly F1 tại nhà.
Tại Hà Nội, từ 22h đêm 27/7, Grab dừng thêm dịch vụ giao hàng (GrabExpress) và đi chợ hộ (GrabMart) tại Hà Nội cho đến khi có thông báo mới. Trước đó, Grab cũng dừng các dịch vụ vận chuyển (GrabBike, GrabCar, GrabTaxi) và dịch vụ giao nhận thức ăn (GrabFood) tại Hà Nội từ 6h ngày 24/7. Điều này có nghĩa Grab đã dừng mọi hoạt động ở Hà Nội. Ngoài Grab, ứng dụng Be, Gojek cũng đang dừng cung cấp tất cả dịch vụ tại TP này.
Sở Công Thương và các đơn vị bưu chính viễn thông sẽ đăng ký cho nhân viên giao nhận hàng hóa thiết yếu, bưu phẩm, bưu chính hoạt động, bao gồm cả lực lượng vận chuyển của các doanh nghiệp thương mại điện tử.
Trong đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, tổng số ca nhiễm trong cộng đồng là 113.294 ca. 20.172 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng 1.602 người so với thời điểm 6h ngày 27/7 (18.570 người).
211 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU; 17 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (lần lượt tăng 85 bệnh nhân và giữ nguyên so với thời điểm 6h ngày 27/7).
Trong đó, số ca COVID-19 do lây nhiễm trong nước cao kỷ lục “leo thang” tập trung trong đợt dịch lần 4, gồm các ngày 25/6 (845 ca); ngày 3/7 (914 ca); ngày 4/7 (873 ca); ngày 5/7 (1.089 ca); ngày 6/7 (1.029 ca); ngày 7/7 (1.007 ca), ngày 8/7 (1.307 ca); ngày 9/7 (1.616 ca); ngày 10/7 (1.853 ca); ngày 11/7 (1.945 ca); ngày 12/7 (2.383 ca); ngày 13/7 (2.296 ca); ngày 14/7 (2.934 ca); ngày 15/7 (3.379 ca); ngày 16/7 (3.321 ca); ngày 17/7 (3.705 ca), ngày 18/7 (5.887 ca); ngày 19/7 (4.175 ca); ngày 20/7 (4.789 ca); ngày 21/7 (5.343 ca); ngày 22/7 (6.164 ca), ngày 23/7 (7.295 ca), ngày 24/7 (7.937 ca); ngày 25/7 (7.525 ca); ngày 26/7 (7.859 ca); ngày 27/7 (7.911 ca).
Số tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới giảm xuống còn 6 tỉnh, gồm: Yên Bái, Quảng Trị, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Nam Định, loại các trừ các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, và bổ sung tỉnh Nam Định so với cập nhật vào 6h ngày 27/7 (trong đó Tuyên Quang ghi nhận một tài xế taxi nhiễm nCoV từ hôm 24/7, kết thúc 70 ngày không có ca mắc mới tại tỉnh này).
Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam đã công bố từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay theo Bộ Y tế công bố là 117.121 ca (2.206 ca nhập cảnh và 114.915 ca mắc trong nước). Tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tăng lên 93.651 bệnh nhân; 22.946 người được công bố bình phục; 524 người tử vong.
Trong ngày 27/7, thêm 258.077 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 5.013.175 . Trong đó 4.562.339 người tiêm 1 mũi, 450.836 người tiêm đủ 2 mũi.
Nguyễn Sơn
Xem thêm:
Mô thức ĐCSTQ khiến thế giới phải trả giá: Từ SARS đến COVID-19
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…