Sau ngày 3/8 với tổng 8.429 ca, sang sáng 4/8, Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục công bố ghi nhận tăng thêm 4.271 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV) mới, gồm 4 ca nhập cảnh và 4.267 ca lây nhiễm trong nước. Trong đó, có tới 1.044 ca đang điều tra dịch tễ, chưa rõ nguồn lây.
Thừa nhận tình trạng lây nhiễm qua hệ thống phân phối (chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng, siêu thị…) rất đáng báo động, Phó Thủ tướng – ông Vũ Đức Đam nhận định đây là nguy cơ rất lớn có thể làm bùng phát dịch trên diện rộng, yêu cầu các UBND tỉnh, thành sẵn sàng cho các kịch bản dịch bệnh xấu hơn.
4.267 ca ghi nhận tại 17 tỉnh thành, gồm: TP.HCM (2.365), Bình Dương (1.032), Tây Ninh (194), Đồng Nai (164), Long An (146), Đà Nẵng (93), Bình Thuận (77), Vĩnh Long (60), Cần Thơ (37), Phú Yên (28), An Giang (24), Bình Định (23), Đồng Tháp (14), Bạc Liêu (4), Đăk Nông (4), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1).
Trong đó, tổng cộng 3.223 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 1.044 ca đang điều tra dịch tễ.
Cập nhật số ca nhiễm mới tại 17 tỉnh thành, tình hình số ca nhiễm tại 62/63 tỉnh thành của Việt Nam như sau:
Nhóm các tỉnh thành đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới giữ nguyên ở 4 tỉnh, gồm: Yên Bái, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Bình, so với cập nhật vào 6h ngày 3/8.
Trong cuộc họp chiều 3/8, ông Vũ Đức Đam – Phó thủ tướng Thủ tướng lưu ý UBND các tỉnh, thành chuẩn bị sẵn sàng cho các kịch bản dịch bệnh xấu hơn, trong đó cần tổ chức hệ thống thu dung, điều trị nhiều tầng nhằm giảm tỷ lệ diễn biến nặng hơn ở tất cả các tầng.
Ông Đam đặc biệt lưu ý việc phân biệt những F0 chưa có triệu chứng với những F0 triệu chứng (bệnh nhân) để quản lý, theo dõi và trợ giúp y tế phù hợp. Giảm tỷ lệ F0 chưa có triệu chứng bị chuyển đổi thành F0 có triệu chứng.
Cũng tại cuộc họp, hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa được yêu cầu đẩy nhanh tăng tốc xét nghiệm (kết hợp xét nghiệm nhanh và PCR) để sớm đưa F0 khỏi cộng đồng, kiểm soát tình hình.
Đặt trong tương quan với các tỉnh thành, hai tỉnh này đang có số ca nhiễm ở tầm trung bình thấp, tuy nhiên vẫn ở mức rất cao, từ trên 1.400 ca – trên 2.400 ca. Kiểm soát được dịch ở các nhóm tỉnh này có thể tập trung nhân lực cho các tỉnh thành đang trong nguy cơ cao và rất cao, tránh nguy cơ quá tải trên toàn quốc.
Ông Đam thừa nhận lây nhiễm qua hệ thống phân phối rất đáng báo động, yêu cầu Bộ Y tế, Bộ GTVT rà soát lại các quy định phòng ngừa dịch COVID-19 đối với hệ thống chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng, siêu thị…
Hà Nội trong ngày 3/8 phong tỏa tiếp chợ Long Biên – là chợ đầu mối thứ tư tại TP này có ca F0. Hai chợ đầu mối Phùng Khoang (Nam Từ Liêm) và chợ đầu mối Minh Khai (Bắc Từ Liêm) đã phong tỏa trong sáng 2/8; trước đó 6 ngày, 27/7, phong tỏa chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai, hay còn gọi là chợ Đền Lừ).
Chiều cùng ngày, Thường trực Thành ủy TP Hà Nội ra văn bản cho phép các địa phương, đơn vị chủ động quyết định các biện pháp phong tỏa cao hơn “như phong tỏa, ra lệnh giới nghiêm một khu vực nhiều ca F0 như ở khu dân cư, tổ dân phố, cấp phường, xã, thị trấn…”
Quảng Ngãi thừa nhận liên tục ghi nhận nhiều ca COVID-19 mới trong các khu cách ly tập trung, trong đó có nhiều trường hợp bị lây nhiễm chéo. Trong ngày 3/8, 23 trường hợp đã được ghi nhận. Lý do là “việc cách ly tại các trường học do cấp xã quản lý không đảm bảo các điều kiện…”, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nói, dẫn theo Zing.
Giải pháp tỉnh này đưa ra là điều chuyển số người đang cách ly ở xã, phường, thị trấn về các khu cách ly tập trung của huyện, tỉnh; khu cách ly nào có phát sinh ca F0 thì cách ly lại 14 ngày, mọi chi phí do người cách ly chi trả, để họ nâng cao ý thức.
Tổng số ca nhiễm trong cộng đồng của đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, là 170.512 ca. 48.057 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng 3.866 người so với thời điểm 6h ngày 3/8 (44.191 người).
463 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU (tăng 27 người); 20 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (tăng 6 người so với thời điểm 6h ngày 3/8).
Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay theo Bộ Y tế công bố là 174.461 ca (2.328 ca nhập cảnh và 172.133 ca mắc trong nước). Số tử vong/tổng số bệnh nhân đang điều trị: 2.071/121.559, lần lượt tăng 190 và tăng 5.066 so với con số tương ứng cập nhật lúc 6h ngày 3/8.
Trong ngày 3/8, thêm 405.884 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 7.291.808. Trong đó 6.547.477 người tiêm 1 mũi, 744.331 người tiêm đủ 2 mũi.
Nguyễn Sơn
Xem thêm:
Trung Quốc thừa nhận “sơ hở rõ ràng” trong việc ứng phó với COVID-19
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…