Việt Nam

Sáp nhập tỉnh: Việt Nam dôi dư 4.226 trụ sở công

Việc sáp nhập 52 tỉnh, thành phố sẽ để lại 4.226 trụ sở công dôi dư, trong khi tổng biên chế giảm hơn 128.000 người, theo đề án của Bộ Nội vụ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thanh Trà. (Ảnh: quochoi.vn)

Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vào năm 2025, Việt Nam dự kiến giảm từ 52 tỉnh, thành phố xuống còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Trong đó, có 6 thành phố trực thuộc Trung ương gồm TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ và 28 tỉnh gồm Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tây Ninh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang.

Việc sáp nhập sẽ để lại 4.226 trụ sở công dôi dư trên tổng số 38.182 trụ sở công hiện có, với 33.956 trụ sở tiếp tục được sử dụng.

Theo đề án của Bộ Nội vụ, việc xử lý trụ sở dôi dư, tài chính, và tài sản công sẽ thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Chính quyền địa phương cấp tỉnh, nơi đặt trung tâm chính trị – hành chính mới, sẽ cân đối ngân sách để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở tiếp tục sử dụng. Đồng thời, cấp tỉnh mới hỗ trợ cấp xã đầu tư cải tạo trụ sở, đảm bảo điều kiện làm việc.

Về tổ chức bộ máy, HĐND các tỉnh sau sắp xếp sẽ thành lập 3 ban: Pháp chế, Kinh tế – Ngân sách, Văn hóa – Xã hội. Các tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có thể lập thêm ban Dân tộc.

Với thành phố trực thuộc Trung ương, HĐND sẽ có 4 ban, bổ sung ban Đô thị.

UBND cấp tỉnh tổ chức tối đa 14 sở và tương đương, riêng TP.HCM tối đa 15 sở. Các sở, cơ quan có chức năng tương đồng sẽ được hợp nhất, trong khi cơ quan chuyên môn đặc thù giữ nguyên mô hình tổ chức.

Về biên chế, hiện nay, 52 tỉnh, thành phố có tổng cộng 937.935 người, gồm 37.447 cán bộ, 130.705 công chức, và 769.783 viên chức.

Sau sắp xếp, số biên chế cấp tỉnh không vượt quá con số hiện tại và sẽ tinh giản trong 5 năm.

Theo báo cáo, tổng biên chế giảm hơn 128.000 người, trong đó cấp tỉnh giảm 18.449 người (còn 91.784 người), cấp xã bố trí khoảng 199.000 người (giảm 110.000 người).

Ngoài ra, hơn 120.000 người hoạt động không chuyên trách cấp xã sẽ kết thúc nhiệm vụ.

Các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, giáo dục được giữ nguyên. Các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc UBND tỉnh hoặc các sở sẽ thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Để đảm bảo hoạt động thông suốt, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi yêu cầu, trong 15 ngày kể từ khi luật có hiệu lực, các cơ quan thuộc HĐND, UBND cấp huyện, quận, thị xã phải hoàn thành bàn giao công việc, hồ sơ, tài chính, tài sản. Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ thành lập Tổ công tác để hướng dẫn quá trình này, tránh gián đoạn hoạt động.

Chính quyền cấp tỉnh cũng được giao nhiệm vụ bố trí nhà ở công vụ, phương tiện đi lại cho cán bộ, công chức, viên chức, để ổn định điều kiện làm việc tại các đơn vị hành chính mới.

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Điện Kremlin cho biết Tổng thống Putin ‘đang làm mọi thứ có thể’ vì hòa bình Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang “làm mọi thứ có thể” để theo đuổi hòa…

2 giờ ago

Doanh nghiệp xây dựng niêm yết bị cấm đấu thầu 4 năm vì làm giả hồ sơ

UBND tỉnh Hà Nam vừa ban hành quyết định cấm đấu thầu với CIENCO4 sau…

2 giờ ago

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói gì trong bài phát biểu Ngày Chiến thắng?

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Sáu (9/5) đã có bài phát biểu quan…

2 giờ ago

Tân Giáo hoàng Leo XIV là người theo chủ nghĩa tự do hay bảo thủ?

Vậy tân giáo hoàng là người theo chủ nghĩa tự do hay bảo thủ?

2 giờ ago

Thuế quan của Tổng thống Trump thúc đẩy các hãng ô tô nước ngoài sản xuất tại Mỹ

Chiến lược thuế quan của Tổng thống Donald Trump đã thu hút sự chú ý…

3 giờ ago

TP.HCM ngập nặng sau mưa 225 mm: Xe chết máy, dân mưu sinh lao đao

Cơn mưa đạt hơn 225 mm sáng 10/5 khiến TP.HCM chìm trong nước, nhiều tuyến…

3 giờ ago