Sau sáp nhập, số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh dự kiến còn khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người. (Ảnh minh họa: thanhuytphcm.vn)
Sáp nhập từ 63 xuống 34 tỉnh và 10.035 xuống 3.321 xã giúp tiết kiệm 190.500 tỷ đồng chi lương và hành chính từ 2026-2030.
Thông tin trên được Bộ Nội vụ cho biết tại phiên họp Chính phủ gần đây về sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Cụ thể, sáp nhập giảm số đơn vị hành chính cấp tỉnh từ 63 xuống 34, gồm 6 TP trực thuộc trung ương (TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, TP. Huế, TP. Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ) và 28 tỉnh (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tây Ninh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang).
Đồng thời, số đơn vị hành chính cấp xã giảm từ 10.035 xuống 3.321 (gồm 2.636 xã, 672 phường, 13 đặc khu) – với 3.193 xã, phường mới hình thành và 128 xã, phường giữ nguyên, tương ứng giảm 6.714 đơn vị (tỷ lệ 66,91%).
Bên cạnh đó, sáp nhập tinh gọn biên chế đáng kể. Tại cấp tỉnh, biên chế giảm 18.449 người, còn khoảng 91.784 người.
Ở cấp xã, biên chế cán bộ, công chức được bố trí khoảng 199.000 người, giảm khoảng 110.000 người. Đồng thời, hơn 120.000 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên cả nước sẽ kết thúc nhiệm vụ. Tổng cộng, số biên chế giảm sau khi sáp nhập là hơn 128.000 người.
Theo tính toán, tổng số tiền chi ngân sách tiết kiệm giai đoạn 2026-2030 là khoảng 190.500 tỷ đồng, gồm: gần 27.700 tỷ đồng từ giảm cán bộ, công chức cấp tỉnh, gần 128.800 tỷ đồng từ cấp xã, và 34.000 tỷ đồng từ giảm người không chuyên trách cấp xã.
Để hỗ trợ người chịu ảnh hưởng, ngân sách chi khoảng hơn 128.400 tỷ đồng cho các chế độ nghỉ hưu trước tuổi và thôi việc. Trong đó, 22.139 tỷ đồng dành cho 18.449 cán bộ, công chức cấp tỉnh (bình quân 1,2 tỷ đồng/người), 99.700 tỷ đồng cho cấp xã, và 6.600 tỷ đồng đóng bảo hiểm xã hội cho người nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ lương hưu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính bố trí đủ kinh phí, ứng trước để chi trả sớm, tránh ách tắc, và đề xuất hướng dẫn sắp xếp tài sản, cơ sở vật chất. Theo tờ trình ngày 8/5/2025 của Bộ Nội vụ, việc sắp xếp dự kiến hoàn tất để các đơn vị mới hoạt động từ 1/9/2025.
Trước đó, Chính phủ ban hành Nghị định 178/2024, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67 (tháng 3/2025), quy định chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, và lực lượng vũ trang.
Theo đó, người cách tuổi nghỉ hưu tối đa 10 năm (bình thường) hoặc 5 năm (vùng đặc biệt khó khăn) và đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hưởng 3 chế độ hỗ trợ.
Người còn hơn 2 năm đến tuổi nghỉ hưu, không đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi, nếu thôi việc được hưởng 4 chế độ, với viên chức và người lao động có thêm chế độ trợ cấp thất nghiệp.
Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga tuyên bố Kiev sẵn sàng thực hiện lệnh ngừng bắn…
Giáo hoàng Leo XIV cảnh báo rằng trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra những…
Google đã đồng ý trả 1,375 tỷ USD trong một thỏa thuận dàn xếp với…
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đến thăm Đại sứ quán Nga tại Bình…
Theo một nghiên cứu mới công bố trên Tập san của Hiệp hội Tim mạch…
Gần đây, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công thuộc nhiều sắc tộc khác nhau…