Từ 8h sáng 8/8, metro Nhổn – ga Hà Nội đoạn trên cao đã chính thức vận hành thương mại.
Đại diện Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, đoạn trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy bao gồm 8 ga: Nhổn (S1), Minh Khai (S2), Phú Diễn (S3), Cầu Diễn (S4), Lê Đức Thọ (S5), Đại học Quốc Gia (S6), Chùa Hà (S7), Cầu Giấy (S8).
Trong 3 tháng đầu, tuyến metro sẽ được từ lúc 5h30 đến 22h, tàu chạy 10 phút/chuyến. Riêng ngày đầu tiên mở tuyến sẽ bắt đầu từ 8h. Trong thời gian tiếp theo, tùy theo nhu cầu hành khách sẽ điều chỉnh cho phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến.
Giá vé lượt cho khách đi 1 ga là 8.000 đồng, đi cả tuyến 12.000 đồng/lượt. Vé ngày 24.000 đồng, có giá trị trong một ngày, không hạn chế số lượt. Vé phổ thông 200.000 đồng/tháng; vé ưu tiên với học sinh, sinh viên 100.000 đồng/tháng; vé tập thể 140.000 đồng/tháng. Miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người trên 60 tuổi, người khuyết tật.
Đặc biệt, trong 15 ngày đầu tuyến khai thác thương mại, toàn bộ hành khách được phục vụ miễn phí.
Tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội là tuyến đường hướng tâm, chạy từ khu vực ven Thủ đô vào sâu trong nội thành. Tuyến giúp giao thông Hà Nội giảm được áp lực phương tiện, ùn tắc, giảm áp lực cho các tuyến buýt cùng lộ trình.
Phương án tăng cường kết nối, trung chuyển hành khách bằng xe buýt cũng đã được Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội hoàn thiện. Dọc trục tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội có 36 tuyến buýt đang hoạt động (trong đó, có 33 tuyến trợ giá và 3 tuyến không trợ giá); 2 điểm trung chuyển khách tại Cầu Giấy và Nhổn; 32 điểm dừng xe buýt (chiều Cầu Giấy – Nhổn có 16 điểm dừng, chiều Nhổn – Cầu Giấy có 16 điểm dừng).
Công trình này khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015, nhưng sau bốn lần lùi tiến độ, mốc hoàn thành mới của toàn tuyến dự kiến là năm 2027.
Theo quyết định phê duyệt đầu tư tại thời điểm khởi công, dự án có tiến độ hoàn thành năm 2016 với tổng mức đầu tư 18.408 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 34.826 tỷ đồng.
Sau 14 năm thi công xây dựng, việc đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị này là sự mong đợi của tất cả 8,4 triệu người dân Thủ đô. Dự án là một trong những dự án giao thông quan trọng của Thành phố, với mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải thiện hệ thống vận tải công cộng và góp phần bảo vệ môi trường.
Như vậy, thời gian tới, nhiều người dân tại Hà Nội sẽ có thêm sự lựa chọn phương tiện giao thông công cộng khác ngoài đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã khánh thành năm 2021.
Trên tàu có trang bị đầy đủ các tiện nghi như: Điều hòa không khí, thông gió, hệ thống phát thanh hành khách, hệ thống camera, hệ thống phát hiện cháy và khói độc lập, đèn LED tự động điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp khi đi vào đoạn ngầm… Nội thất bên trong tàu với các gam màu sáng cùng hệ thống đèn LED ánh sáng trắng sẽ luôn tạo cảm giác thoáng đãng, mang đến sự thoải mái, dễ chịu cho hành khách khi ở trên tàu.
Phan Vũ
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…