Categories: Thời sựViệt Nam

Sau BOT đường bộ sẽ có BOT đường thủy?

Khi BOT Cai Lậy vẫn đang còn dậy sóng vì đặt sai vị trí trạm, tại Tiền Giang, một BOT đường thủy đầu tiên sắp được thực hiện. Dự án BOT đường thủy này cũng nhận phải rất nhiều ý kiến trái chiều.

Tuyến kênh Chợ Gạo. (Ảnh qua: nld.com.vn)

Theo Giám đốc sở Giao thông vận tải Tiền Giang, dự án BOT đường thủy này thuộc tuyến kênh Chợ Gạo, nối hai tỉnh Tiền Giang và Long An, vốn là tuyến giao thông huyết mạch cầu nối trung chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp ở Long An về vựa gạo,  vựa nông sản lớn của cả nước ở Miền Tây.

Được biết, tổng mức đầu tư cho dự án nạo vét tuyến kênh Chợ Gạo là 2.200 tỷ đồng, với tổng chiều dài 28,7 km, được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (từ năm 2013-2015) có chiều dài 17,7 km, với mức đầu tư gần 800 tỷ. Giai đoạn 1 đã thực hiện xong phần nạo vét xây kè, làn đường dọc tuyến kênh đã được thực hiện xong bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Giai đoạn 2 (từ năm 2016-2017) đang trong quá trình hoàn thiện, còn lại 11 km đoạn qua huyện Chợ Gạo chưa làm, với vốn đầu tư dự kiến hơn 1.400 tỷ. Đoạn này được giao cho Bộ GTVT làm theo hình thức BOT.

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, dự án sẽ khả thi về mặt tài chính khi thực hiện đầu tư giai đoạn 2 theo hình thức BOT, với điều kiện nhà đầu tư được thu phí sử dụng đường thủy nội địa trên toàn bộ tuyến kênh với chiều dài 28,6 km để hoàn vốn đầu tư.

Tuy nhiên, nhiều người dân và chủ doanh nghiệp bức xúc vì cho rằng phần lớn tuyến kênh đã được làm từ vốn ngân sách, chỉ còn 11 km cuối cùng lại áp dụng BOT để tính phí cho cả toàn dự án (28,7 km) là điều không hợp lý.

Một số chủ doanh nghiệp cho hay trước có tình trạng kẹt kênh Chợ Gạo là do lòng cầu hẹp, khoang thông thuyền nhỏ. Hai năm nay có cầu mới, nên không còn kẹt nữa.

Theo đề xuất, nhà đầu tư sẽ thu phí với các tàu thương mại vận tải hàng hóa có trong tải toàn phần lớn hơn 100 tấn; đối với phương tiện chuyên dùng quy đổi 1 mã lực tương đương 1 tấn trọng tải; đối với tàu chở khách quy đổi 1 giường/ghế hành khách tương đương 1 tấn trọng tải.

Mức thu phí dự kiến là 50 đồng/tấn/km, tương đương 1.430 đồng/tấn (tính trên tổng chiều dài tuyến kênh là 28,7 km); tăng phí 3 năm một lần, mỗi lần tăng 3%.

Chân Hồ (T/h)

Xem thêm:

Chân Hồ

Published by
Chân Hồ

Recent Posts

Trước 15/7, Bộ Tài chính phải trình dự thảo Nghị định về tiền mã hóa

Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trước ngày…

3 giờ ago

Mỹ sắp công bố loạt thỏa thuận thương mại lớn nhằm tránh cuộc chiến thuế quan

Hôm 6/7 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết quốc gia…

3 giờ ago

Thanh niên Mỹ định nghĩa lại ‘thành công’: Sức khỏe quan trọng hơn tiền bạc

Những công việc lương cao không còn là tiêu chuẩn vàng để một số thanh…

7 giờ ago

Hà Nội tăng giá vé metro Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Cầu Giấy 30-40%

Từ ngày 1/8, giá vé lượt hai tuyến metro Cát Linh - Hà Đông và…

9 giờ ago

Không cấp vũ khí cho chế độ đàn áp Kitô giáo ở Kiev — Dân biểu Mỹ

“Tôi hứa rằng sẽ không có vũ khí nào tài trợ cho ông,” dân biểu…

9 giờ ago

Đá sao Hỏa lớn nhất có thể được bán đấu giá với giá 4 triệu đô la

Sotheby's, một nhà đấu giá nổi tiếng thế giới, cho biết một thiên thạch được…

10 giờ ago