Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã hoàn thành việc đánh giá trữ lượng tài nguyên, kết quả đã được bàn giao cho tỉnh Sóc Trăng với trữ lượng khoảng 145 triệu m3.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi làm việc nhằm giải quyết vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm phía nam diễn ra chiều 11/5 của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, đăng trên Báo Chính Phủ cùng ngày.
Dẫn thông tin tại buổi làm việc, bản tin cho hay Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết giai đoạn 2021-2025, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ triển khai thi công 16 dự án giao thông trọng điểm được áp dụng chính sách đặc thù cho việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Tổng nhu cầu vật liệu đắp nền đường cho các dự án này khoảng 70 triệu m3. Đến nay đã xác định được nguồn cung 37 triệu m3.
Về cát biển, Bộ trưởng Bộ GTVT cho hay Bộ TN&MT đã hoàn thành dự án đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL. Hiện kết quả đã được bàn giao cho tỉnh Sóc Trăng với trữ lượng khoảng 145 triệu m3. Việc khai thác số cát này để cung ứng cho các dự án là khả thi.
Bộ GTVT đã chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu hoàn tất các thủ tục khảo sát, lập hồ sơ đăng ký khu vực và khối lượng khai thác; hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường, phương án khai thác trình UBND tỉnh Sóc Trăng.
Dự kiến Sóc Trăng sẽ cấp bản xác nhận khối lượng khai thác trước ngày 15/5/2024 và sau khi được Bộ TN&MT giao khu vực biển, nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ tài chính (thuế, phí), sẽ khai thác trong tháng 5/2024.
Vẫn theo thông tin tại buổi họp, Bộ TN&MT đã trao đổi cụ thể với tỉnh Sóc Trăng về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp phép, quản lý hoạt động khai thác cát biển; đơn giá, định mức kỹ thuật, công nghệ khai thác, đánh giá tác động môi trường…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các chủ đầu tư, nhà thầu đăng ký nhu cầu cát biển sử dụng làm vật liệu san lấp bù đắp cho nguồn cát sông còn thiếu.
Ứng phó sạt lở tại Cần ThơChiều 12/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi khảo sát dự án tuyến đường cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng và nghe báo cáo về dự án chống ngập, chống sạt lở của TP. Cần Thơ. Dự án Châu Đốc–Cần Thơ–Sóc Trăng được cho là thiếu nguồn cát san lấp. Dự án thành phần 2 qua Cần Thơ ần khoảng 7 triệu m3, mới có mỏ cát trên sông Tiền do An Giang bàn giao với tổng trữ lượng khoảng 3,28 triệu m3. Cần Thơ đang liên hệ các tỉnh vùng ÐBSCL tìm thêm nguồn cát cho dự án. Cùng lúc, dự án kè chống sạt lở khẩn cấp sông Trà Nóc (quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ) đang được tiến hành. Tình hình sạt lở bờ sông Trà Nóc “đang diễn ra nghiêm trọng, nguy hiểm”, và dự án này nhằm phòng, chống sạt lở, ổn định bờ sông Trà Nóc. Dự án kè chống sạt lở khẩn cấp sông Trà Nóc có tổng mức đầu tư trên 272,4 tỷ đồng, chiều dài gần 2 km, khởi công tháng 7/2023, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024. |
Nguyễn Quân
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.