Categories: Thời sựViệt Nam

Thanh Hóa: Chi tiền tỷ xây trụ sở xã để… nuôi lợn

Sau khi thực hiện việc sáp nhập 2 xã thành một, hàng loạt công trình, trụ sở, trường học, trạm y tế của một xã (ở tỉnh Thanh Hóa) không sử dụng, bỏ hoang.

Sau khi thực hiện việc sáp nhập 2 xã thành một, hàng loạt công trình, trụ sở, trường học, trạm y tế của một xã (ở tỉnh Thanh Hóa) không sử dụng, bỏ hoang. (Ảnh: laodong.vn)

Năm 2018, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành văn bản số 1284 phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng các công sở xã năm 2018, trong đó có công sở xã Quảng Phúc (huyện Quảng Xương).

Trụ sở xã Quảng Phúc xây dựng trên diện tích khoảng hơn 3.000m2 gồm nhà làm việc 2 tầng với diện tích sàn 585m2.

Tổng kinh phí đầu tư khoảng 5,6 tỷ đồng, giao UBND xã Quảng Phúc làm chủ đầu tư (nguồn kinh phí được UBND tỉnh Thanh Hoá hỗ trợ 4,3 tỷ đồng, còn lại ngân sách xã Quảng Phúc).

Tháng 9/2018, UBND xã Quảng Phúc đã khởi công dự án.

Tuy nhiên, đến năm 2019, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trong đó huyện Quảng Xương có 7 xã, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp thành 3 xã, thị trấn.

Trong đó, xã Quảng Phúc và Quảng Vọng bị sáp nhập để thành lập xã Quảng Phúc.

Kể từ khi sáp nhập, công sở cũ của xã Quảng Phúc và công trình nhà làm việc 2 tầng vừa xây phải bỏ hoang cho đến nay.

Khu nhà làm việc 2 tầng mới đã cơ bản hoàn thiện phần thô, lợp mái… trở thành nơi nuôi nhốt lợn; còn công sở cũ cho một doanh nghiệp mượn để làm xưởng may.

Trụ sở xã bị bỏ hoang thành nơi nuôi lợn. (Ảnh: laodong.vn)

Cùng với đó, Khu nhà hội trường xã Quảng Phúc vừa xây dựng trong năm 2018 có tổng giá trị hơn 3 tỷ đồng cũng phải bỏ hoang, được sử dụng làm xưởng dệt chiếu.

Ngoài ra, sau sáp nhập, Trường Tiểu học Quảng Phúc cũ, Trạm Y tế cũ, khu tưởng niệm cũng bị bỏ hoang.

Về phương án xử lý 2 công sở của xã Quảng Phúc (cũ với mới), ông Hoàng Xuân Thi, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Phúc, cho biết xã đã có tờ trình gửi UBND huyện Quảng Xương để báo cáo UBND tỉnh xem xét để chuyển công năng sử dụng. “Chúng tôi đề nghị cho làm nơi sản xuất tiểu thủ công nghiệp như may mặc, làm cói để tránh lãng phí”, ông Thi nói.

Hiện giới chức tỉnh chưa chấp thuận việc chuyển giao sang mục đích sử dụng khác, nên trong thời gian này, UBND xã đã giao thôn Ngọc Đới trông coi.

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

2 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

5 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

5 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

6 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

9 giờ ago