Theo luật mới, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là bao nhiêu năm?

Sáng 11/12, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về công bố 9 luật vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá 14.

Lãnh đạo Bộ Công an phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: chinhphu.vn)

Các luật bao gồm: Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật Đặc xá; Luật Công an nhân dân; Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch; Luật Giáo dục đại học; Luật Trồng trọt; Luật Chăn nuôi.

Trong đó, đáng lưu ý có Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước gồm 5 chương, 28 điều. Theo quy định của Luật, bí mật nhà nước được xác định có 3 thuộc tính cơ bản: là thông tin quan trọng; là thông tin chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất sẽ gây nguy hại đến quốc gia, dân tộc; phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định theo quy định của Luật này.

Luật quy định hình thức chứa bí mật nhà nước, bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.

Danh mục bí mật Nhà nước được giao cho Thủ tướng Chính phủ ban hành với 3 mức độ: Tuyệt mật, Tối mật và Mật, căn cứ trên đề xuất của người có trách nhiệm lập danh mục bí mật Nhà nước và thẩm định của Bộ Công an (trừ danh mục thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Quốc phòng).

Thời hạn bảo vệ đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là 30 năm, độ Tối mật là 20 năm, độ Mật là 10 năm. Khi hết thời hạn bảo vệ, nếu xét thấy việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước sẽ quyết định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, mỗi lần gia hạn không quá thời hạn bảo vệ nêu trên. 

Điều 5 của Luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm, gồm: làm lộ, chiếm đoạt, mua bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác kết nối Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông; truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện truyền thông, viễn thông trái quy định; đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông…

Về quy định giải mật, bí mật Nhà nước được giải mật khi hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và thời gian gia hạn thời hạn bảo vệ, hoặc giải mật để đáp ứng yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế… không còn thuộc danh mục bí mật Nhà nước.

Luật cũng quy định việc đương nhiên giải mật đối với trường hợp bí mật Nhà nước không còn thuộc danh mục bí mật Nhà nước; trường hợp bí mật Nhà nước chỉ cần bảo vệ trong khoảng thời gian nhất định hoặc đã hết thời hạn bảo vệ theo quy định mà cơ quan có thẩm quyền không quyết định gia hạn.

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

4 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

5 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

5 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

6 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago